Trao đổi với báo giới ngày 30/3, tác giả của công trình - tiến sĩ sinh hóa Alexis Kalergis thuộc Đại học Thiên chúa Chile cho biết mặt dù có tỷ lệ tử vong thấp, nhưng virus hợp bào hô hấp có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với trẻ nhỏ và người già, đồng thời có mức độ lây nhiễm rất cao. Loại vắc-xin mới của tiến sĩ Kalergis – người nghiên cứu RVS từ năm 2004 – thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế về thực hành (GMP) và ông được cấp phép sản xuất 25.000 liều cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.
Trong giai đoạn 2, ông Kalergis và đội ngũ nghiên cứu của mình phải chứng minh được hiệu quả cả loại vắc-xin mới ở cấp độ đại trà. Nếu thành công, loại thuốc này sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi trong hệ thống y tế Chile trong vòng 2-4 năm. Trước đó, tiến sĩ Kalergis đã chuyển quyền sử dụng bằng sáng chế vắc-xin này cho Bộ Y tế Chile, để mọi người dân có thể tiếp cận được một khi hoàn thành các giai đoạn thử nghiệm bắt buộc.
Đây là lần đầu tiên giai đoạn 1 của một công trình nghiên cứu vắc-xin phổ thông được thực hiện tại Chile. Bên cạnh giá trị của công trình khoa học, báo chí Chile ca ngợi việc tiến sĩ Kalergis – chuyên về vi sinh và miễn dịch tế bào – đã từ chối lời mời của các trung tâm hiện đại nước ngoài để thực hiện nghiên cứu này trong nước với điều kiện hạn chế hơn nhưng có thể cống hiến sáng chế của mình cho nước nhà.
Trong giai đoạn 2, ông Kalergis và đội ngũ nghiên cứu của mình phải chứng minh được hiệu quả cả loại vắc-xin mới ở cấp độ đại trà. Nếu thành công, loại thuốc này sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi trong hệ thống y tế Chile trong vòng 2-4 năm. Trước đó, tiến sĩ Kalergis đã chuyển quyền sử dụng bằng sáng chế vắc-xin này cho Bộ Y tế Chile, để mọi người dân có thể tiếp cận được một khi hoàn thành các giai đoạn thử nghiệm bắt buộc.
Đây là lần đầu tiên giai đoạn 1 của một công trình nghiên cứu vắc-xin phổ thông được thực hiện tại Chile. Bên cạnh giá trị của công trình khoa học, báo chí Chile ca ngợi việc tiến sĩ Kalergis – chuyên về vi sinh và miễn dịch tế bào – đã từ chối lời mời của các trung tâm hiện đại nước ngoài để thực hiện nghiên cứu này trong nước với điều kiện hạn chế hơn nhưng có thể cống hiến sáng chế của mình cho nước nhà.
Lê Hà