Trong dâu tằm có chứa arbutin, một hợp chất hydroquinone có tác dụng làm sáng da và ngăn không cho sản sinh hắc tố melanin. Một nghiên cứu đã chứng minh hydroquinone trực tiếp gây ung thư biểu bì. Arbutin là một dạng hydroquinone dịu nhẹ nhưng vẫn có thể gây ung thư da. |
Ảnh hưởng đến hóa trị: Các nhà nghiên cứu tại đại học Nihon (Nhật) đã quan sát thấy albanol A – một chất được chiết xuất từ rễ cây dâu tằm có thể khiến tác tế bào bạch cầu tự chết. |
Mặc dù đây là một điều tốt, nhưng điều quan trọng là không nên cho những bệnh nhân đang điều trị hóa trị ăn dâu tằm nếu không được bác sĩ cho phép. |
Giảm hấp thu tinh bột: Người ta đã chứng minh rằng quả dâu cản trở sự hấp thu tinh bột vì ức chế các kênh vận chuyển α-amylase, α-glucosidase, lipase tụy và sodium-glucose. |
Hạ đường huyết: Chiết xuất quả dâu tằm được dùng trong rất nhiều công thức. Nhưng vì gây hạ đường huyết nên có thể gây đói bụng, đau đầu, mắt nhìn không rõ, đổ mồ hôi nhiều, chóng mặt, mơ hồ và run chân tay. Do vậy khi ăn dâu chỉ nên ăn ít một. |
Tác động tới thận: Quả dâu tằm chứa nhiều kali và chất này có thể gây biến chứng ở những người bị bệnh thận hoặc đau bàng quang. Mặc dù kali có nhiều lợi ích với sức khỏe và là chất không thể thiếu nhưng những người bị các bệnh thận thì không nên ăn dâu tằm, thậm chí không nên uống trà dâu tằm. |
Ảnh hưởng đến đường huyết: Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ đã thử nghiệm ảnh hưởng khi ăn chiết xuất từ quả dâu tằm đến đường huyết của 20 người, trong đó có cả bệnh nhân tiểu đường và người bình thường thì phát hiện ở cả hai nhóm, lượng đường ban đầu giảm xuống. |
Thủ phạm chính là DNJ – một hợp chất bị tăng tác động khiến đường huyết giảm đột ngột sau khi ăn những thực phẩm có chứa chất ức chế α-glucosidase như dâu tằm. |
Nguy cơ ung thư da: Đây là một trong những tác dụng phụ nguy hiểm của quả dâu tằm. Rất nhiều sản phẩm chăm sóc da có thành phần chiết xuất từ quả dâu tằm. |
Theo kienthuc.net.vn
Theo kienthuc.net.vn