Các món ăn chế biến sẵn từ thịt như xúc xích, thịt muối, nước sốt thịt nhiều nguy cơ gây bệnh ung thư đường ruột, trong khi các loạt thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu "có thể sinh ra chất gây ung thư ở người".
|
Phát hiện đáng ngại đối với những người nghiền ăn thịt này vừa được Cơ quan Nghiên cứu bệnh ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 26/10.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, sau khi đánh giá một loạt dữ liệu khoa học, nhóm chuyên gia đến từ 10 quốc gia do IARC triệu tập kết luận thịt chế biến sẵn được xếp vào nhóm có nguy cơ gây ra bệnh ung thư đường ruột ở người. Thịt chế biến sẵn là thịt được xử lý bằng cách ướp muối, làm lên men, xông khói hoặc được trải qua những công đoạn tạo hương thơm hơn hoặc bảo quản.
Thịt chế biến sẵn chủ yếu là thịt lợn hoặc thịt bò, và một số loại thịt đỏ khác như thịt gia cầm, nội tạng hoặc tiết. Theo IARC, thức ăn sẵn làm từ thịt bao gồm xúc xích, thịt muối, thịt bò muối, thịt bò khô, thịt hộp và các loại nước sốt thịt. Các chuyên gia kết luận "ăn 50 gam thịt chế biến sẵn mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư đường ruột lên 18%". IARC cũng khuyến cáo ăn quá nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt dê và thịt ngựa dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da, và ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt (song ở mức nguy cơ thấp hơn).
Giám đốc IARC, Tiến sĩ Christopher Wild, cho biết những phát hiện nêu trên càng củng cố những khuyến cáo sức khỏe cộng đồng về việc hạn chế ăn thịt. Tuy nhiên, Tiến sĩ Wild cũng nói thêm rằng thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao, do đó, các chính phủ và các cơ quan quản lý quốc tế cần tiến hành những đánh giá cụ thể hơn để cân đối giữa những nguy cơ và những lợi ích của việc ăn thịt đỏ cũng như thịt chế biến sẵn để có thể đưa ra những kiến nghị tốt nhất về khẩu phần tiêu thụ thịt.
Để soạn thảo báo cáo trên, nhóm chuyên gia của IARC đã tiến hành 80 cuộc nghiên cứu điều tra mối liên quan giữa hơn một chục loại bệnh ung thư với thói quen ăn thịt hoặc thịt chế biến sẵn ở nhiều quốc gia.
Báo cáo ngay lập tức đã gây ra phản ứng tại các nước tiêu thụ nhiều thịt đỏ.
Theo phóng viên TTXVN tại Roma, giới chức y tế và các hiệp hội nông nghiệp Italy đã chia rẽ nghiêm trọng xung quanh những cảnh báo của IARC. Nhà ung thư học Umbro Veronesi tuyên bố báo cáo của WHO "không gây ngạc nhiên" đồng thời khẳng định nên loại trừ thịt ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của con người. Trong khi đó, Liên hiệp Hội Bảo vệ môi trường và quyền của người tiêu dùng Italy (Codacons) đã gửi một kiến nghị đặc biệt lên Bộ Y tế nước này, yêu cầu bộ phải có biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và không loại trừ việc xem xét việc cấm bán các loại thịt đỏ và các sản phẩm chế biến từ thịt đỏ được WHO coi là có khả năng gây ung thư. Đáp lại động thái trên của Codacons, Hiệp hội Nông dân Italy (Coldiretti) khẳng định rằng, thịt đỏ Italy thuộc loại có chất lượng cao nhất và không chứa các loại hợp chất có thể gây ung thư như khuyến cáo của WHO.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Các bác sĩ ung thư Italy (AIOM) cho biết, tính cho tới năm nay, 56% người Italy ăn thịt đỏ từ 3 đến 4 lần một tuần và 9% ăn hàng ngày. Một thống kê khác của Bộ Y tế Italy cho biết, các loại ung thư về đường ruột liên quan đến việc tiêu thụ thịt đỏ, cũng là loại ung thư nhiều người Italy mắc nhất với 55.000 trường hợp trong năm 2013. Người Italy tiêu thụ thịt đỏ khoảng 78 kg/người/năm, sau Pháp (87 kg), Australia (120 kg) và Mỹ (125 kg).
Trong khi đó, tại Brazil, các phỏng vấn trực tiếp trên đường phố cho thấy thói quen ăn uống của người dân nước này sẽ không "lung lay" trước các cảnh báo của WHO. Cesar Gabriel, một y tá 22 tuổi, cho rằng thay đổi không phải là việc dễ dàng và thịt sẽ tiếp tục là thực phẩm chính trong các bữa tụ tập của người Brazil. Antonio Saraiva, một chủ nhà hàng tại Rio de Janeiro, nhận định rằng các nghiên cứu về thực phẩm thường thay đổi liên tục và không đáng tin cậy đồng thời cho rằng điều quan trọng là phải giữ một chế độ ăn cân bằng. Ông cũng khằng định thịt là một phần rất quan trọng trong thực đơn của người Brazil.
Theo số liệu năm 2014 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Brazil là một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất thịt bò cùng nhiều sản phẩm thịt gia cầm khác. Trung bình một người Brazil tiêu thụ thịt gấp 3 lần so với một người dân châu Âu.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, sau khi đánh giá một loạt dữ liệu khoa học, nhóm chuyên gia đến từ 10 quốc gia do IARC triệu tập kết luận thịt chế biến sẵn được xếp vào nhóm có nguy cơ gây ra bệnh ung thư đường ruột ở người. Thịt chế biến sẵn là thịt được xử lý bằng cách ướp muối, làm lên men, xông khói hoặc được trải qua những công đoạn tạo hương thơm hơn hoặc bảo quản.
Thịt chế biến sẵn chủ yếu là thịt lợn hoặc thịt bò, và một số loại thịt đỏ khác như thịt gia cầm, nội tạng hoặc tiết. Theo IARC, thức ăn sẵn làm từ thịt bao gồm xúc xích, thịt muối, thịt bò muối, thịt bò khô, thịt hộp và các loại nước sốt thịt. Các chuyên gia kết luận "ăn 50 gam thịt chế biến sẵn mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư đường ruột lên 18%". IARC cũng khuyến cáo ăn quá nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt dê và thịt ngựa dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da, và ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt (song ở mức nguy cơ thấp hơn).
Giám đốc IARC, Tiến sĩ Christopher Wild, cho biết những phát hiện nêu trên càng củng cố những khuyến cáo sức khỏe cộng đồng về việc hạn chế ăn thịt. Tuy nhiên, Tiến sĩ Wild cũng nói thêm rằng thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao, do đó, các chính phủ và các cơ quan quản lý quốc tế cần tiến hành những đánh giá cụ thể hơn để cân đối giữa những nguy cơ và những lợi ích của việc ăn thịt đỏ cũng như thịt chế biến sẵn để có thể đưa ra những kiến nghị tốt nhất về khẩu phần tiêu thụ thịt.
Chế biến thịt xông khói tại Miami, Florida, Mỹ ngày 26/10. Ảnh: AFP/TTXVN
|
Báo cáo ngay lập tức đã gây ra phản ứng tại các nước tiêu thụ nhiều thịt đỏ.
Theo phóng viên TTXVN tại Roma, giới chức y tế và các hiệp hội nông nghiệp Italy đã chia rẽ nghiêm trọng xung quanh những cảnh báo của IARC. Nhà ung thư học Umbro Veronesi tuyên bố báo cáo của WHO "không gây ngạc nhiên" đồng thời khẳng định nên loại trừ thịt ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của con người. Trong khi đó, Liên hiệp Hội Bảo vệ môi trường và quyền của người tiêu dùng Italy (Codacons) đã gửi một kiến nghị đặc biệt lên Bộ Y tế nước này, yêu cầu bộ phải có biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và không loại trừ việc xem xét việc cấm bán các loại thịt đỏ và các sản phẩm chế biến từ thịt đỏ được WHO coi là có khả năng gây ung thư. Đáp lại động thái trên của Codacons, Hiệp hội Nông dân Italy (Coldiretti) khẳng định rằng, thịt đỏ Italy thuộc loại có chất lượng cao nhất và không chứa các loại hợp chất có thể gây ung thư như khuyến cáo của WHO.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Các bác sĩ ung thư Italy (AIOM) cho biết, tính cho tới năm nay, 56% người Italy ăn thịt đỏ từ 3 đến 4 lần một tuần và 9% ăn hàng ngày. Một thống kê khác của Bộ Y tế Italy cho biết, các loại ung thư về đường ruột liên quan đến việc tiêu thụ thịt đỏ, cũng là loại ung thư nhiều người Italy mắc nhất với 55.000 trường hợp trong năm 2013. Người Italy tiêu thụ thịt đỏ khoảng 78 kg/người/năm, sau Pháp (87 kg), Australia (120 kg) và Mỹ (125 kg).
Trong khi đó, tại Brazil, các phỏng vấn trực tiếp trên đường phố cho thấy thói quen ăn uống của người dân nước này sẽ không "lung lay" trước các cảnh báo của WHO. Cesar Gabriel, một y tá 22 tuổi, cho rằng thay đổi không phải là việc dễ dàng và thịt sẽ tiếp tục là thực phẩm chính trong các bữa tụ tập của người Brazil. Antonio Saraiva, một chủ nhà hàng tại Rio de Janeiro, nhận định rằng các nghiên cứu về thực phẩm thường thay đổi liên tục và không đáng tin cậy đồng thời cho rằng điều quan trọng là phải giữ một chế độ ăn cân bằng. Ông cũng khằng định thịt là một phần rất quan trọng trong thực đơn của người Brazil.
Theo số liệu năm 2014 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Brazil là một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất thịt bò cùng nhiều sản phẩm thịt gia cầm khác. Trung bình một người Brazil tiêu thụ thịt gấp 3 lần so với một người dân châu Âu.
BTV
(TTXVN)