Người Xê-đăng phát triển cây dược liệu

Người Xê-đăng phát triển cây dược liệu
Để xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của vùng, huyện Tu Mơ Rông đã quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh với tổng diện tích 6.000 ha, sâm dây 1.500 ha, cây ngũ vị tử 200 ha… Ảnh: Văn Phương
Để xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của vùng, huyện Tu Mơ Rông đã quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh với tổng diện tích 6.000 ha, sâm dây 1.500 ha, cây ngũ vị tử 200 ha… Ảnh: Văn Phương

Tu Mơ Rông từng là một trong những huyện nghèo của tỉnh Kon Tum, có 11 xã với trên 98% dân số là đồng bào Xê-đăng. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh phát triển các loại cây dược liệu như sâm Ngọc Linh, sâm dây, sơn tra, ngũ vị tử, sâm đương quy…, đời sống của đồng bào nơi đây đang thay đổi từng ngày.

Chị Y Hlạng ở làng Pu Tá, xã Măng Ri là một trong số không ít hộ đã thoát nghèo nhờ hơn 1 ha sâm. Ảnh: Văn Phương
Chị Y Hlạng ở làng Pu Tá, xã Măng Ri là một trong số không ít hộ đã thoát nghèo nhờ hơn 1 ha sâm.  Ảnh: Văn Phương

Đi đầu trong phong trào phát triển cây sâm Ngọc Linh và sâm dây là các hộ đồng bào Xê-đăng ở 3 xã: Măng Ri, Ngọc Lây và Tê Xăng. Được sự hỗ trợ của Dự án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, 80% số hộ đồng bào ở xã Măng Ri đã tích cực giữ rừng và trồng được gần 50 ha sâm dây, hàng chục ha sâm Ngọc Linh. Tương tự, đồng bào ở một số thôn của xã Ngọc Lây đã tham gia trồng hai loại cây này. Đã có không ít hộ thoát nghèo từ trồng sâm, điển hình như hộ gia đình chị Y Hlạng ở làng Pu Tá, xã Măng Ri; Hộ gia đình anh A Dơn, A Chung, A Nhoai ở làng Chung Tam, xã Măng Ri... Xã Măng Ri cũng đang hướng tới mục tiêu trở thành vùng trọng điểm trồng cây dược liệu của huyện Tu Mơ Rông.

Được sự hỗ trợ của Dự án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, 80% số hộ đồng bào ở xã Măng Ri đã tích cực giữ rừng và trồng được gần 50 ha sâm dây, hàng chục ha sâm Ngọc Linh. Ảnh: Văn Phương
Được sự hỗ trợ của Dự án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, 80% số hộ đồng bào ở xã Măng Ri đã tích cực giữ rừng và trồng được gần 50 ha sâm dây, hàng chục ha sâm Ngọc Linh. Ảnh: Văn Phương

Nhờ đẩy mạnh phát triển các loại cây dược liệu như sâm Ngọc Linh, sâm dây, sơn tra, ngũ vị tử, sâm đương quy…, đời sống của đồng bào Xê-đăng ở Tu Mơ Rông đã đổi thay nhiều. Trong ảnh: Làng Tu Thó, xã Tê Xăng hôm nay. Ảnh: Văn Phương
Nhờ đẩy mạnh phát triển các loại cây dược liệu như sâm Ngọc Linh, sâm dây, sơn tra, ngũ vị tử, sâm đương quy…, đời sống của đồng bào Xê-đăng ở Tu Mơ Rông đã đổi thay nhiều. Trong ảnh: Làng Tu Thó, xã Tê Xăng hôm nay. Ảnh: Văn Phương

Các sản phẩm dược liệu mang thương hiệu Tu Mơ Rông. Ảnh: Văn Phương
 
Các sản phẩm dược liệu mang thương hiệu Tu Mơ Rông. Ảnh: Văn Phương
 
Các sản phẩm dược liệu mang thương hiệu Tu Mơ Rông. Ảnh: Văn Phương
Các sản phẩm dược liệu mang thương hiệu Tu Mơ Rông. Ảnh: Văn Phương

Nhờ đẩy mạnh công tác hỗ trợ, khuyến khích đồng bào tham gia trồng cây dược liệu, huyện Tu Mơ Rông hiện có trên 600 ha sâm Ngọc Linh, vừa cho lợi ích kinh tế vừa góp phần bảo vệ rừng. Để xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của vùng, theo ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tu Mơ Rông, huyện đã quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh với tổng diện tích 6.000 ha, sâm dây 1.500 ha, cây ngũ vị tử 200 ha… Đồng thời, quy hoạch vùng trồng dược liệu gắn với sơ chế, chế biến sản phẩm dược tập trung ở các xã: Đăk Na, Măng Ri, Ngọc Yêu, Văn Xuôi, Ngọc Lây, Tê Xăng… Huyện Tu Mơ Rông phấn đấu sau năm 2020, sâm Ngọc Linh đạt giá trị 3.420 tỷ đồng, sâm dây đạt 10 tỷ đồng, ngũ vị tử 2,5 tỷ đồng…
Văn Phương
Báo in tháng 9/2019

Có thể bạn quan tâm