Sáng 19/10, đường vào khu vực đóng quân của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 đã cơ bản được thông, vượt qua hàng chục điểm sạt lở, vùi lấp vừa được khắc phục, nhóm phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã tiếp cận được hiện trường. Trên đường đi, chúng tôi ghi nhận được sự đồng cảm, chia sẻ, tiếc thương của bà con Vân Kiều dành cho các chiến sĩ gặp nạn tại thôn Cợp (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).
Trong hai ngày 28 và 29/6, Công ty Du lịch Netin Travel phối hợp với xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) mở Lớp tập huấn “Ẩm thực du lịch” cho cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng tại vùng đệm Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong.
Vượt qua bao đèo dốc, núi rừng trùng điệp chúng tôi mới đến được những bản làng của người Pa Cô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi) phía bắc và nam Ðường 9 thuộc hai huyện Hướng Hóa và Ðakrông (Quảng Trị). Nơi đây có những chàng trai, cô gái và già làng giỏi hát xiêng - một làn điệu dân ca độc đáo của người Pa Cô...
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về hay cưới, hỏi, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị lại chuẩn bị chu đáo những món ăn, thức uống truyền thống để thết đãi khách quý đến thăm nhà. Trong đó, không thể thiếu các loại như đớ tỡ cruông (nước từ rễ cây rừng), đăq tuvăq (rượu đoác), piđo (men chế biến từ lá rừng dùng để nấu rượu), aloong kreahs (rễ và vỏ cây rừng pha với nước đoác hoặc mật mía)… Đặc biệt, đớ tỡ cruông được xem là thức uống quý và chỉ những gia đình có người am hiểu phương thuốc gia truyền từ các loại cây rừng mới có để mời khách.
Nằm về phía tây của tỉnh Quảng Trị là đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, nơi trú ngụ của đồng bào thiểu số Vân Kiều. Trải qua thăng trầm của lịch sử, những con người nơi đây đã cùng nhau đoàn kết, bảo vệ và xây dựng bản làng đổi mới. Bên cạnh phát huy truyền thống cách mạng, người dân các dân tộc thiểu số còn bảo tồn, phát triển kho tàng văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Một trong những giá trị văn hóa đó là làn điệu dân ca hát xà nớt của người Vân Kiều.
Sống dọc theo dãy Trường Sơn thuộc các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), dường như thiên nhiên chưa bao giờ ưu ái đối với đồng bào Vân Kiều (dân tộc Bru-Vân Kiều). Đất đai cằn cỗi, gió lào bỏng rát, mưa lũ thất thường khiến kế sách sinh nhai của người Vân Kiều thường gặp bất trắc khó lường.
Ngoài những nét văn hóa đặc trưng, người Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) hiện vẫn còn lưu giữ nghề đan lát. Nhưng, những “nghệ nhân” cuối cùng ở đây đang đau đáu nỗi lo mất dần nghề truyền thống của tổ tiên khi không tìm được truyền nhân…
Sống giữa bát ngát đại ngàn hùng vĩ, bao đời nay, người Vân Kiều luôn giữ một tinh thần phóng khoáng và tấm lòng rộng mở. Họ sẵn sàng nhận phần thiệt thòi, nhường cơm áo với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Duy chỉ một tín vật mà mọi người thường chỉ sẻ chia với những người sống dưới một mái nhà, đó chính là chiếc vòng cườm hay còn gọi là vòng mã não.
Người Vân Kiều kiêng cữ những việc làm liên quan đến người đã khuất, ngay cả nhắc đến tên người chết theo họ cũng không muốn. Khi mai táng người chết ở rừng ma xong, đồng bào xem như chẳng còn "liên đới" gì đến người xấu số đó nữa. Không kỵ nhật cũng chẳng chạp mả, bởi người Vân Kiều quan niệm đó là một sự "đả động".
Sống dọc dài theo dãy Trường Sơn hùng vĩ, người Vân Kiều chứa đựng trong mình nhiều huyền tích văn hóa kỳ bí thể hiện qua các lễ hội và sinh hoạt đời thường. Nổi bật trong rất nhiều phong tục văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của người Vân Kiều là tục thờ linh hồn người sống và lễ cưới đậm chất truyền thống riêng có...
Quảng Bình được biết đến là một trong những địa phương hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có, địa phương luôn chú trọng triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phát triển du lịch; từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Một trong những giải pháp được Quảng Bình quan tâm thực hiện là đẩy mạnh, phát triển, đa dạng hóa nhiều sản phẩm, loại hình du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Quảng Bình.
Lập bàn thờ cho chính mình và người thân khi đang còn sống, nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng đó là một phong tục độc đáo ít người biết, được đồng bào Vân Kiều sinh sống tại các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị gìn giữ bao đời nay.
Với người Vân Kiều, chiếc vòng tay prả tượng trưng cho sự bình an và trường thọ. Prả được gia công thủ công bởi nhiều chất liệu như bạc, đồng, nhôm, kẽm. Prả không tinh xảo, óng ánh bởi vẻ bề ngoài nhưng lại uy nghiêm, huyền bí trong sâu thẳm quan niệm tộc người.
Nhạc cụ truyền thống của người Vân Kiều tương đối nhiều. Tuy nhiên, hiện nay người ta chỉ sưu tầm và lưu giữ được một số loại tiêu biểu như: khèn bè, Pluoaq, đàn ta lư, thanh la, chiêng, kèn... Trong số các loại nhạc cụ này, phổ biến nhất phải kể đến là cây Sáo Khui.
Bao đời nay, trong huyết quản của người Vân Kiều đã chảy tràn dòng máu khí khái được thừa hưởng từ sự hào hùng và vững chãi của dãy núi Trường Sơn nơi họ sinh sống.