Lễ “Đám chay” là một trong những nghi lễ quan trọng và độc đáo của người Dao Tiền (Đà Bắc, Hoà Bình). Đây cũng là một tín ngưỡng hết của dân tộc Dao để giải oan, cầu siêu cho linh hồn những người quá cố.
Dân tộc Dao Tiền ở bản Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình có nền văn hóa truyền thống lâu đời, có tiếng nói, chữ viết riêng. Tuy nhiên, theo thời gian, chữ viết của người Dao Tiền nơi đây đang bị mai một.
Nghề dệt thổ cẩm gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) từ bao đời nay. Đến nay, người Dao Tiền nơi đây vẫn giữ thói quen tự nhuộm, dệt cho mình những bộ trang phục truyền thống để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn dân tộc. Từ đó, họ tạo bản sắc riêng, gắn với phát triển du lịch, tăng thu nhập.
Từ bao đời nay, nghề dệt thổ cẩm đã gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình). Những mảnh vải thổ cẩm được bàn tay khéo léo của phụ nữ gửi gắm vào đó những nét đẹp của văn hóa của đồng bào dân tộc Dao Tiền. Hiện, người Dao Tiền ở bản Sưng vẫn giữ thói quen tự nhuộm, dệt cho mình những bộ trang phục truyền thống. Đồng thời, gìn giữ nghề dệt thổ cẩm gắn liền với phát triển du lịch tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.
Vừa qua, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), người Dao Tiền đến từ huyện Mộc Châu (Sơn La) đã tổ chức tái hiện Tết cầu mùa (Tết nhảy) đặc sắc của dân tộc mình.
Cấp sắc là một nghi thức tín ngưỡng đặc trưng của đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Sơn La nói chung và người Dao Tiền ở huyện Mộc Châu nói riêng. Đàn ông người Dao đều trải qua lễ cấp sắc, một nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành, cũng như sự thừa nhận của cộng đồng về người được cấp sắc.
Đến Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) - vùng đất nổi tiếng về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao Tiền, du khách được đắm chìm trong làn điệu Páo dung, những bộ trang phục được thêu một cách cầu kì, được thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hữu tình, thơ mộng. Với những tiềm năng sẵn có, huyện Nguyên Bình xác định xây dựng xóm Hoài Khao trở thành làng du lịch cộng đồng - đây là chương trình trọng tâm của địa phương trong năm 2020.
Trước sự bùng nổ kinh tế xã hội, giao thoa văn hóa, rất nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã không còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc cũng như cảnh quan môi trường sinh thái. Tuy nhiên, bà con dân tộc Dao Tiền ở xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng vẫn bảo tồn gần như nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đồng bào dân tộc Dao coi lễ Cấp sắc là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi một con người. Theo phong tục tập quán của người Dao Tiền ở Cao Bằng, người đàn ông phải làm lễ cấp sắc để khẳng định sự trưởng thành và vị thế của mình.
Cao Bằng là xứ sở của những cọn nước, các suối nguồn trong vắt và những chàng trai, cô gái tươi tắn trong sắc áo chàm. Những bộ trang phục của đồng bào dân tộc Cao Bằng phần lớn đều được làm bằng thổ cẩm. Vì vậy, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Cao Bằng.
Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9 hàng năm với nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa, thiết thực, mang đậm bản sắc các dân tộc. Trong đó, lễ cấp sắc (còn gọi là lễ lập tịnh) của người Dao tiền vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia sẽ được tái hiện vào tối khai mạc Ngày hội 1/9 dưới hình thức sân khấu hóa.
Những ngôi nhà trình tường (tường nhà làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ) của người Dao Tiền tại xóm Bản Chang, xã Thành Công , huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) nằm sát bên những sườn núi không chỉ mang lại nét đẹp độc đáo nên thơ cho vùng cao mà còn thể hiện kỹ thuật làm nhà điêu luyện của người Dao Tiền.