Những nỗi niềm...
“Muốn chỉnh cho âm thanh của chiêng cao lên thì dùng dùi gỗ thục vào mặt trong của chiêng theo một vòng tròn cho âm cao dần lên; tuy vậy không nên dùng cách chỉnh này nhiều vì sẽ làm cho mặt chiêng bị vồng lên, sau này sẽ rất khó khi muốn chỉnh cho tiếng chiêng thấp xuống. Còn muốn chỉnh cho âm thấp xuống thì dùng dùi gỗ thục vào mặt ngoài của chiêng. Nếu mặt chiêng đã hơi bị vồng thì dùng búa nhỏ gõ nhẹ, đều ở vị trí mặt chiêng sát với thành chiêng...”, già Y Wil Ênuôl (buôn Ea Bông, xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột) vừa dùng chiếc búa gõ nhẹ lên chiếc chiêng, vừa hướng dẫn tận tình khi được hỏi về “bí quyết” làm cho tiếng chiêng hay hơn của mình. Lý thuyết thì đơn giản vậy, nhưng thực tế nghề chỉnh chiêng không phải ai cũng làm được và trên thực tế thầy chỉnh chiêng (po tul ching) xưa đã ít, nay càng hiếm hơn bởi nghề này đòi hỏi nghệ nhân phải có “bàn tay vàng”, đôi tai tinh thẩm âm thật chuẩn cùng kinh nghiệm phải trải qua bao năm tháng chơi chiêng, đánh chiêng mới có được.
Như già Y Wil, năm nay đã qua 75 mùa rẫy, cách chỉnh chiêng già đúc kết được là do tự mình học hỏi, tự mình mày mò, nghiên cứu chứ chẳng qua trường lớp đào tạo nào - cứ như đó là điều hiển nhiên phải đến khi đã thực sự “thấm”, thực sự hiểu được “hồn chiêng” của dân tộc mình. Trong ký ức của già, ngày trước trong các buôn làng có rất nhiều lễ hội, lễ cúng và đều cần đến tiếng chiêng để vang lên mời các Yàng về dự. Mỗi lễ cúng có những bài chiêng khác nhau và cồng chiêng khi ấy cũng là một trong những vật thiêng của tín ngưỡng, âm thanh của cồng chiêng là sợi dây kết nối giữa con người và các thần, các linh hồn ông bà tổ tiên. Trước khi đem bộ chiêng vào tham dự bất kỳ lễ hội nào: lễ cúng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ cúng bến nước... thầy chỉnh chiêng đều phải xem qua từng chiếc chiêng. Bởi chiêng để lâu ngày không đánh, hoặc đánh quá nhiều thì âm thanh vang lên sẽ không còn hay nữa, nên phải chỉnh lại.
Có thể nói, với cộng đồng các tộc người thiểu số bản địa Tây Nguyên, do không có nghề đúc chiêng, chế tác cồng chiêng nên nghề chỉnh, sửa chiêng có vai trò cực kỳ quan trọng và các po tul ching cũng rất được người dân kính nể. “Ngày ấy, ở buôn Ea Bông này nhiều người biết đánh chiêng lắm, hầu như từ lớp thanh niên cho đến các ông già ai cũng biết đánh chiêng hết. Sau này người già về với thế giới ông bà, lớp trẻ thì lại ít người thích đánh và cũng chẳng biết đánh vì lễ cúng không còn nhiều như trước nữa. Hiện nay cả buôn chỉ có một đội chiêng trẻ, một đội chiêng già thôi; còn người biết chỉnh chiêng như mình đây thì chỉ có thêm một người nữa, nhưng cũng không phải là biết chỉnh giỏi. Ngày trước nhiều người chỉnh chiêng giỏi còn có thể sống được bằng nghề, chứ giờ đây thì có mấy ai thực sự muốn học...”, già Y Wil chia sẻ trong sự chạnh lòng.
...Và niềm hy vọng
Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, số nghệ nhân chỉnh chiêng trên địa bàn tỉnh còn khoảng hơn 390 người. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay số nghệ nhân này chẳng còn được bao nhiêu. Theo ghi nhận của Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân, nghệ nhân biết chỉnh chiêng hiện còn lại rất ít, không thể tính theo đơn vị buôn, xã mà phải tính theo huyện. Chẳng hạn, ở huyện Lắk cách đây khoảng 7-8 năm có 2 nghệ nhân biết chỉnh chiêng người Êđê và M’nông, nhưng hiện nay không còn nghệ nhân nào biết chỉnh chiêng. Hay như ở huyện Ea H’leo – vùng giao thoa văn hóa giữa người Êđê và Gia Rai, nơi sử dụng bộ chiêng Aráp của người Gia Rai nhưng cả huyện không ai biết chỉnh loại chiêng này...
Trước thực trạng đó, trong những năm qua, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã tiến hành nhiều hoạt động để gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng nói chung và nghề chỉnh chiêng nói riêng như: Sưu tầm, phục hồi, bảo tồn các bài chiêng, lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa; mở nhiều lớp học đánh chiêng cho thiếu nhi người dân tộc thiểu số; mua bổ sung các bộ cồng chiêng cho một số buôn làng; tôn tạo và xây dựng không gian sống, sinh hoạt cho các cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ... Đặc biệt, trong hai năm 2014 và 2015, Sở đã mở hai lớp truyền dạy chỉnh chiêng cho các nghệ nhân sử dụng thành thạo cồng chiêng trên địa bàn tỉnh.
Là người trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kỹ năng chỉnh chiêng tại các lớp tập huấn do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức, nghệ nhân Y Bhiông Niê (buôn Akô Dhong, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) vui vẻ cho hay: “Trong hai năm vừa qua mình đều có tham gia truyền dạy tại lớp tập huấn kỹ thuật chỉnh chiêng. Năm 2014 có 29 học viên tham dự; năm 2015 thì đông hơn – có tới gần 50 học viên. Có một số học viên của năm 2014 đã theo học, đến năm 2015 lại tiếp tục học nữa cho nhuần nhuyễn hơn. Kết quả khá tốt, tuy mình chưa đi thực tế để tìm hiểu các học viên tham dự các lớp tập huấn khi trở về địa phương có phát huy được hiệu quả hay không, nhưng mình tin là mỗi người đều đã biết - không nhiều thì ít về chỉnh chiêng và có thể hướng dẫn cho các nghệ nhân khác...”.
Tuy chưa thể khẳng định gần 80 học viên được đào tạo qua các lớp tập huấn về kỹ năng chỉnh chiêng đều trở thành các po tul ching, nhưng đây chính là những “hạt giống đỏ” để từ đó sẽ góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng tại các địa phương. Và với những giải pháp hữu hiệu cùng hành động cụ thể của các cấp, ngành hữu quan đã triển khai, những nét đẹp của văn hóa cồng chiêng đang dần được khôi phục và lực lượng nghệ nhân chỉnh chiêng cũng đang ngày một hiện diện nhiều hơn trong các buôn làng...
“Muốn chỉnh cho âm thanh của chiêng cao lên thì dùng dùi gỗ thục vào mặt trong của chiêng theo một vòng tròn cho âm cao dần lên; tuy vậy không nên dùng cách chỉnh này nhiều vì sẽ làm cho mặt chiêng bị vồng lên, sau này sẽ rất khó khi muốn chỉnh cho tiếng chiêng thấp xuống. Còn muốn chỉnh cho âm thấp xuống thì dùng dùi gỗ thục vào mặt ngoài của chiêng. Nếu mặt chiêng đã hơi bị vồng thì dùng búa nhỏ gõ nhẹ, đều ở vị trí mặt chiêng sát với thành chiêng...”, già Y Wil Ênuôl (buôn Ea Bông, xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột) vừa dùng chiếc búa gõ nhẹ lên chiếc chiêng, vừa hướng dẫn tận tình khi được hỏi về “bí quyết” làm cho tiếng chiêng hay hơn của mình. Lý thuyết thì đơn giản vậy, nhưng thực tế nghề chỉnh chiêng không phải ai cũng làm được và trên thực tế thầy chỉnh chiêng (po tul ching) xưa đã ít, nay càng hiếm hơn bởi nghề này đòi hỏi nghệ nhân phải có “bàn tay vàng”, đôi tai tinh thẩm âm thật chuẩn cùng kinh nghiệm phải trải qua bao năm tháng chơi chiêng, đánh chiêng mới có được.
Nghệ nhân cồng chiêng xã Ea Phê (huyện Krông Pắc) biểu diễn trong một dịp lễ hội tại địa phương. |
Như già Y Wil, năm nay đã qua 75 mùa rẫy, cách chỉnh chiêng già đúc kết được là do tự mình học hỏi, tự mình mày mò, nghiên cứu chứ chẳng qua trường lớp đào tạo nào - cứ như đó là điều hiển nhiên phải đến khi đã thực sự “thấm”, thực sự hiểu được “hồn chiêng” của dân tộc mình. Trong ký ức của già, ngày trước trong các buôn làng có rất nhiều lễ hội, lễ cúng và đều cần đến tiếng chiêng để vang lên mời các Yàng về dự. Mỗi lễ cúng có những bài chiêng khác nhau và cồng chiêng khi ấy cũng là một trong những vật thiêng của tín ngưỡng, âm thanh của cồng chiêng là sợi dây kết nối giữa con người và các thần, các linh hồn ông bà tổ tiên. Trước khi đem bộ chiêng vào tham dự bất kỳ lễ hội nào: lễ cúng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ cúng bến nước... thầy chỉnh chiêng đều phải xem qua từng chiếc chiêng. Bởi chiêng để lâu ngày không đánh, hoặc đánh quá nhiều thì âm thanh vang lên sẽ không còn hay nữa, nên phải chỉnh lại.
Có thể nói, với cộng đồng các tộc người thiểu số bản địa Tây Nguyên, do không có nghề đúc chiêng, chế tác cồng chiêng nên nghề chỉnh, sửa chiêng có vai trò cực kỳ quan trọng và các po tul ching cũng rất được người dân kính nể. “Ngày ấy, ở buôn Ea Bông này nhiều người biết đánh chiêng lắm, hầu như từ lớp thanh niên cho đến các ông già ai cũng biết đánh chiêng hết. Sau này người già về với thế giới ông bà, lớp trẻ thì lại ít người thích đánh và cũng chẳng biết đánh vì lễ cúng không còn nhiều như trước nữa. Hiện nay cả buôn chỉ có một đội chiêng trẻ, một đội chiêng già thôi; còn người biết chỉnh chiêng như mình đây thì chỉ có thêm một người nữa, nhưng cũng không phải là biết chỉnh giỏi. Ngày trước nhiều người chỉnh chiêng giỏi còn có thể sống được bằng nghề, chứ giờ đây thì có mấy ai thực sự muốn học...”, già Y Wil chia sẻ trong sự chạnh lòng.
...Và niềm hy vọng
Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, số nghệ nhân chỉnh chiêng trên địa bàn tỉnh còn khoảng hơn 390 người. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay số nghệ nhân này chẳng còn được bao nhiêu. Theo ghi nhận của Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân, nghệ nhân biết chỉnh chiêng hiện còn lại rất ít, không thể tính theo đơn vị buôn, xã mà phải tính theo huyện. Chẳng hạn, ở huyện Lắk cách đây khoảng 7-8 năm có 2 nghệ nhân biết chỉnh chiêng người Êđê và M’nông, nhưng hiện nay không còn nghệ nhân nào biết chỉnh chiêng. Hay như ở huyện Ea H’leo – vùng giao thoa văn hóa giữa người Êđê và Gia Rai, nơi sử dụng bộ chiêng Aráp của người Gia Rai nhưng cả huyện không ai biết chỉnh loại chiêng này...
Nghệ nhân Y Wil Ênuôl chỉnh lại chiêng của gia đình. |
Trước thực trạng đó, trong những năm qua, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã tiến hành nhiều hoạt động để gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng nói chung và nghề chỉnh chiêng nói riêng như: Sưu tầm, phục hồi, bảo tồn các bài chiêng, lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa; mở nhiều lớp học đánh chiêng cho thiếu nhi người dân tộc thiểu số; mua bổ sung các bộ cồng chiêng cho một số buôn làng; tôn tạo và xây dựng không gian sống, sinh hoạt cho các cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ... Đặc biệt, trong hai năm 2014 và 2015, Sở đã mở hai lớp truyền dạy chỉnh chiêng cho các nghệ nhân sử dụng thành thạo cồng chiêng trên địa bàn tỉnh.
Là người trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kỹ năng chỉnh chiêng tại các lớp tập huấn do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức, nghệ nhân Y Bhiông Niê (buôn Akô Dhong, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) vui vẻ cho hay: “Trong hai năm vừa qua mình đều có tham gia truyền dạy tại lớp tập huấn kỹ thuật chỉnh chiêng. Năm 2014 có 29 học viên tham dự; năm 2015 thì đông hơn – có tới gần 50 học viên. Có một số học viên của năm 2014 đã theo học, đến năm 2015 lại tiếp tục học nữa cho nhuần nhuyễn hơn. Kết quả khá tốt, tuy mình chưa đi thực tế để tìm hiểu các học viên tham dự các lớp tập huấn khi trở về địa phương có phát huy được hiệu quả hay không, nhưng mình tin là mỗi người đều đã biết - không nhiều thì ít về chỉnh chiêng và có thể hướng dẫn cho các nghệ nhân khác...”.
Tuy chưa thể khẳng định gần 80 học viên được đào tạo qua các lớp tập huấn về kỹ năng chỉnh chiêng đều trở thành các po tul ching, nhưng đây chính là những “hạt giống đỏ” để từ đó sẽ góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng tại các địa phương. Và với những giải pháp hữu hiệu cùng hành động cụ thể của các cấp, ngành hữu quan đã triển khai, những nét đẹp của văn hóa cồng chiêng đang dần được khôi phục và lực lượng nghệ nhân chỉnh chiêng cũng đang ngày một hiện diện nhiều hơn trong các buôn làng...
Báo Điện tử Đắk Lắk