Nghệ An phát triển nhanh 3 vùng kinh tế trọng điểm

Một góc thành phố Nghệ An. Ảnh : infonet.vietnamnet.vn
Một góc thành phố Nghệ An. Ảnh : infonet.vietnamnet.vn

Tỉnh Nghệ An đang tập trung các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc nhằm đưa 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, năng động, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội.

Nghệ An phát triển nhanh 3 vùng kinh tế trọng điểm ảnh 1Một góc thành phố Nghệ An. Ảnh : infonet.vietnamnet.vn

Ba vùng kinh tế trọng điểm được tỉnh Nghệ An xác định là vùng thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò, các huyện Đông Nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh; vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An; vùng các huyện miền Tây Nghệ An. Đối với vùng thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò, các huyện Đông Nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh, tỉnh Nghệ An chủ trương phát triển nhanh thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh.

Để làm được điều này, tỉnh Nghệ An đang tập trung chỉ đạo thực hiện Quyết định số 52/QĐ-TTg, ngày 14/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 2468/QĐ-TTg ngày 29/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ và mới đây nhất là Quyết định số 827/QĐ-TTg, ngày 12/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Đối với vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, tỉnh Nghệ An sẽ tập trung phát triển thành vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh. Giải pháp được tỉnh đề ra là phát triển các khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi với các ngành công nghiệp động lực (xi măng, nhiệt điện, chế biến thép, cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng, cảng biển, công nghiệp điện tử và một số ngành công nghiệp hỗ trợ).

Cùng với đó, tại vùng này sẽ định hướng phát triển các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản, các cơ sở đánh bắt, chế biến hải sản, các vùng chuyên canh rau; phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ cho các dự án lớn tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); đầu tư xây dựng cảng Đông Hồi, chuyển đổi thành cảng tổng hợp công suất 30 triệu tấn; thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi, phấn đấu đến năm 2025, lấp đầy 60-70% diện tích đất công nghiệp; khai thác, nuôi trồng thủy hải sản gắn với công nghiệp chế biến và phát triển các vùng chuyên canh rau theo hướng sản xuất an toàn, hữu cơ.

Đối với vùng các huyện miền Tây Nghệ An, trên cơ sở khai thác các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong vùng, cùng với đó thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững ổn định các địa phương biên giới. Tại vùng này, tỉnh sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội và Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ; tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực trong những ngành, lĩnh vực có lợi thế của vùng (như kinh tế rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, các sản phẩm đặc sản)...

Tỉnh Nghệ An đã xác định được 3 vùng kinh tế trọng điểm gắn kết với nhiều địa phương khác trong tỉnh và các địa phương của các tỉnh giáp ranh là Thanh Hóa, Hà Tĩnh.

Theo đánh giá của tỉnh, kinh tế - xã hội của vùng thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò - các huyện Đông Nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh có bước phát triển khá tích cực. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của thành phố Vinh ước đạt 8,62%, thu ngân sách bình quân tăng 12,78%/năm, đóng góp khoảng 33,75% thu ngân sách toàn tỉnh và là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Một số lĩnh vực từng bước định hình là trung tâm vùng Bắc Trung Bộ như giáo dục và đào tạo, y tế, truyền thông, du lịch; thị xã Cửa Lò có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 12,1%/năm, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn.

Tỉnh cũng xây dựng, phê duyệt quy hoạch được các khu chức năng vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh và triển khai khảo sát, lập quy hoạch 2 bên bờ sông Lam; hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Yên Xuân và chuẩn bị hoàn thành cầu Cửa Hội, tạo sự kết nối phát triển thuận lợi cho vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh.

Tại vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, tỉnh Nghệ An cũng đã phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức lập quy hoạch các khu chức năng thuộc quy hoạch vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, gắn không gian Khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi (Nghệ An) với Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa).

Đối với vùng các huyện miền Tây Nghệ An đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Trong số đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2019 ở vùng này đạt 6,8%; giá trị tăng thêm bình quân đầu người bằng 70% so với toàn tỉnh, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm trên địa bàn đạt 19,7%...

Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm trên còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của tỉnh do cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh còn nhiều bất cập; khó khăn trong giải phóng mặt bằng; thiếu vốn đầu tư; thu hút đầu tư từ ngoài tỉnh và từ nước ngoài đầu tư vào các vùng kinh tế này còn hạn chế...

Nguyễn Văn Nhật

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.