Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 -27/2/2025), sáng 24/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm và làm việc với Bộ Y tế về kết quả thực hiện công tác y tế trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Ngày 27/2, UBND tỉnh Hà Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025). Đây là dịp để tri ân những cống hiến thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế - những người không quản ngại gian khó, tận tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Hơn 30 năm gắn bó với nghề, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La luôn say mê nghiên cứu khoa học để áp dụng vào thực tế cứu chữa bệnh nhân. Ghi nhận những cống hiến đó, năm 2022, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh được Chủ tịch nước tặng danh hiệu cao quý Thầy thuốc Ưu tú. Đây không chỉ là vinh dự mà còn là động lực để bác sĩ Trần Hồng Vinh tiếp tục vững bước trên hành trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Gần 20 năm gắn bó với xã vùng khó khăn Sơn Điền (huyện Di Linh, Lâm Đồng), y sỹ đa khoa Trần Vi Lượng (54 tuổi) được xem là “Lương y như từ mẫu” của buôn làng K’Ho nơi đây.
Tỉnh Kon Tum hiện có 95 bác sỹ và hàng trăm y sỹ, dược sỹ, cán bộ y tế ở tuyến cơ sở. Những năm qua, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, các cán bộ y tế cơ sở luôn bám sát và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Các cán bộ y tế cũng góp phần tuyên truyền, vận động người dân bỏ các hủ tục, tiếp cận dần với các phương pháp khám, chữa bệnh hiện đại. Nhờ đó, đời sống, sức khỏe của người dân dần được cải thiện; tư duy, nhận thức về vấn đề chăm sóc sức khỏe được nâng cao.
Ngày 22/2, Sở Y tế tỉnh Sơn La tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025); Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Y tế Sơn La lần thứ VI năm 2025.
Những năm trước đây, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từng là điểm nóng về bệnh sốt rét với hàng chục ca mắc mỗi năm, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong hai năm 2023 và 2024, địa phương này không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét nào. Thành công ấy là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế, chính quyền và nhân dân, trong đó có sự đóng góp thầm lặng nhưng bền bỉ của y sỹ Y Bun Toản Niê - một người con của buôn làng luôn hết mình vì sức khỏe cộng đồng.
Gần 25 năm gắn bó với nghề y, với những nỗ lực không ngừng, bác sỹ chuyên khoa II, Thầy thuốc Ưu tú Trịnh Hồng Nhựt, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên kiêm Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (Đắk Lắk) đã đạt được nhiều thành tựu cùng những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước trao tặng.
Viện Y học Biển Việt Nam thành lập năm 2001. Hơn 20 năm qua, Viện góp phần quan trọng trong hình thành, phát triển hệ thống y tế biển đảo Việt Nam. Viện là đơn vị duy nhất hướng dẫn y tế cơ sở điều trị hiệu quả các ca tai biến lặn, là cái nôi đưa kỹ thuật điều trị bằng oxy cao áp trở thành phương pháp điều trị hiệu quả các trường hợp tai biến lặn nặng và tai biến mạch não. Với sự tin yêu, quý mến của ngư dân, nhân dân, Viện còn được biết đến với cái tên trìu mến là "Viện chăm sóc sức khỏe của những cột mốc sống trên biển".
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y phải như từ mẫu”, đội ngũ y, bác sĩ ở Kiên Giang luôn nêu cao tinh thần y đức, không ngừng học tập để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trong 22 năm khoác áo blouse trắng, Tiến sỹ, bác sỹ Trần Minh Long, Trưởng Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An âm thầm giành lại sự sống cho không biết bao nhiêu bệnh nhi trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Tối 26/2, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Chương trình Tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ VI nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024).
Với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho người dân, ngành Y tế Quảng Ngãi đang nỗ lực phát huy lợi thế về chuyên môn, tích cực nâng cao dịch vụ khám, chữa bệnh; đồng thời đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và khoa học, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khám, chữa bệnh của nhân dân.
Chiều 23/2, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2). Tại đây, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, ngoài chuyên môn thì y đức của người thầy thuốc là vô cùng quan trọng, nhất là trong tình hình mới.
Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2023), sáng 23/2, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt các thầy thuốc, cán bộ đại diện cho các thầy thuốc, cán bộ, nhân viên ngành Y tế cả nước.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lan đã rời quê hương, xa gia đình, lên xã vùng cao Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La phục vụ người dân hơn 20 năm qua với vai trò là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hồng Ngài. Không quản ngại mọi khó khăn, chị đã trở thành chỗ dựa tin cậy của người dân ở đây mỗi khi đau ốm.
Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào hoạt động các công trình y tế kỹ thuật cao phục vụ người dân. Đây được kỳ vọng là những trung tâm y tế chuyên sâu góp phần vào nền y tế kỹ thuật cao, y tế thông minh của Thành phố.
Sau gần 2 tháng xung phong hỗ trợ miền Nam chống dịch, đến lúc quay về địa phương, bác sỹ K’Binh (Trạm Y tế xã Tam Bố, huyện Di Linh, Lâm Đồng) lại sát cánh cùng đội ngũ y tế địa phương “chiến đấu” với dịch COVID-19. Đặc biệt, bác sỹ K’Binh còn tham gia tuyên truyền về phòng, chống dịch cho bà con trong buôn làng K’Ho.
Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước, với vai trò là y tế tuyến gần nhất, hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã và đang phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, quyết liệt triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe, tính mạng và an toàn cho người dân trên địa bàn, góp phần đẩy lùi dịch COVID-19.
Vừa là nòng cốt thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong lực lượng Biên phòng, đội ngũ y, bác sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang còn quan tâm chăm lo sức khỏe cho cán bộ chiến sỹ; khám chữa bệnh cho người nghèo vùng biên giới, biển, đảo.
Cùng với nhiệm vụ bảo vệ nơi phên dậu của Tổ quốc, những thầy thuốc mang quân hàm xanh của lực lượng Biên phòng Sơn La đã góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc sức khỏe, qua đó phát huy hiệu quả của việc chữa bệnh ban đầu tại tuyến cơ sở, nhất là trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch COVID-19 hiện nay.
Tiếp tục chương trình “Blouse trắng – Trái tim hồng” được Công đoàn Y tế Việt Nam phát động, ngày 25/2, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện K đã phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện. Gần 800 y bác sĩ và nhân viên y tế của hai bệnh viện đã tham gia hiến hàng trăm đơn vị máu phục vụ điều trị bệnh nhân.
Nhân kỷ niệm 66 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2021), ngày 25/2, Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt đội ngũ cán bộ ngành y tế và tôn vinh, biểu dương các thầy thuốc ưu tú của tỉnh.
Hơn một trăm ngàn liều vaccine ngừa COVID-19 đã về tới Việt Nam vào những ngày đầu tiên của Năm mới Tân Sửu. 11 nhóm đối tượng ưu tiên được lựa chọn để tiêm vaccine đầu tiên cũng đã được công bố công khai rõ ràng trước đó. Đây thực sự là niềm vui với các y bác sỹ đúng vào dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 và cũng là niềm vui của nhân dân cả nước bởi vaccine đã có mặt đúng lúc chúng ta đang ứng phó với một đợt dịch thứ 3 với biến chủng virus SARS- CoV-2 lây lan nhanh hơn và mạnh hơn. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định vaccine phòng COVID-19 giúp chúng ta tiến một bước gần hơn tới mục tiêu vượt qua đại dịch và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Không chỉ giỏi chuyên môn, bác sĩ trẻ Ksor Y Phân (người Ê Đê) công tác tại Trung tâm Y tế huyện Sông Hinh (Phú Yên) còn tích cực tham gia hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, là tấm gương sáng được người dân tin yêu.
Trong 66 năm qua, ngành Y tế Việt Nam không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của nhân dân mà còn có đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của y học thế giới. Trong đó, năm 2020 là một năm đặc biệt của ngành y tế Việt Nam với rất nhiều kỷ lục, ghi dấu ấn mới trên bản đồ y khoa thế giới khi thực hiện thành công ca ghép tay từ người cho sống đầu tiên trên thế giới, cùng nhiều ca ghép tạng đặc biệt...
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, đội ngũ cán bộ ngành y tế được ví như những “Chiến sĩ áo trắng”. Họ là lực lượng thường trực ở tuyến đầu chịu nhiều áp lực, vất vả và phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Nhưng bằng tình yêu nghề, các y, bác sỹ làm công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh Hà Nam đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Lai Châu là tỉnh vùng sâu vùng xa, biên giới, giao thông chia cắt nên đi lại rất khó khăn, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, mạng lưới y tế cơ sở được tỉnh Lai Châu quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực nên chất lượng khám chữa bệnh cho người dân được nâng lên.
Hai mươi ba năm gắn bó với nghề y, đứng trên giảng đường chỉ dẫn bao thế hệ bác sĩ tương lai, Thầy thuốc Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Bỉnh Bảo Sơn, công tác tại Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế, đồng thời là giảng viên Đại học Y dược Huế đã nhiều lần vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Hội Y học Việt Nam về những đóng góp đối với ngành Y cũng như sự nghiệp dạy học của mình.
Gần 11 năm qua, hình ảnh những người bác sĩ mang quân hàm xanh ở Trạm xá quân dân y Vĩnh Gia thuộc xã Vĩnh Gia - một trong những xã biên giới nghèo của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, đã in đậm trong tâm trí nhân dân nơi đây. Bằng những việc làm tận tụy, thiết thực, các anh đã nhân lên niềm tin, tô thắm tình quân dân, tình đoàn kết, hữu nghị bền vững với nước láng giềng ở miền biên cương Tổ quốc.