70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam:

Dấu ấn y tế cơ sở ở Kon Tum

Tỉnh Kon Tum hiện có 95 bác sỹ và hàng trăm y sỹ, dược sỹ, cán bộ y tế ở tuyến cơ sở. Những năm qua, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, các cán bộ y tế cơ sở luôn bám sát và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Các cán bộ y tế cũng góp phần tuyên truyền, vận động người dân bỏ các hủ tục, tiếp cận dần với các phương pháp khám, chữa bệnh hiện đại. Nhờ đó, đời sống, sức khỏe của người dân dần được cải thiện; tư duy, nhận thức về vấn đề chăm sóc sức khỏe được nâng cao.

potal-70-nam-ngay-thay-thuoc-viet-nam-dau-an-cua-y-te-co-so-o-kon-tum-7874393-1.jpg
Cán bộ y tế tại Trạm Y tế xã Măng Cành, huyện Kon Plông (Kon Tum) khám bệnh cho các em học sinh trên địa bàn. Ảnh: Dư Toán - TTXVN

Vượt khó ở “vùng 30a”

Tu Mơ Rông và Kon Plông là hai huyện vùng khó của tỉnh Kon Tum, thuộc diện hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Kinh tế của người dân nơi đây chủ yếu gắn với nông nghiệp, bà con sinh sống theo các thôn, làng từ nhiều đời nay. Cùng với đó, những hủ tục trong lĩnh vực y tế, đặc biệt đối với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đã kìm hãm việc cải thiện đời sống của người dân trong nhiều năm.

Xuất phát từ chính những khó khăn ở buôn làng, chị Y Hà (dân tộc Xơ Đăng, sinh năm 1969) quyết định theo học ngành điều dưỡng. Năm 1999, chị Y Hà chính thức bước chân vào ngành Y, công tác tại Trạm Y tế xã với vai trò là nữ hộ sinh. Thời điểm đó, điều kiện làm việc còn nhiều thiếu thốn, trang thiết bị không đầy đủ, cùng với hệ thống giao thông cách trở, chưa có điện khiến chị và các đồng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Gần 30 năm công tác, chị Y Hà không nhớ đã bao nhiêu lần cùng các đồng nghiệp băng rừng, vượt suối, đi trong đêm để đến nhà sản phụ. Tất cả những khó khăn, gian khổ chị đều đã vượt qua, với một mục tiêu duy nhất là đảm bảo cấp cứu kịp thời cho những sản phụ gặp khó trong quá trình “vượt cạn”, cũng nhờ đó, chưa có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra trong suốt thời gian công tác của chị. Đến năm 2018, chị được phân công về làm Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông.

potal-70-nam-ngay-thay-thuoc-viet-nam-dau-an-cua-y-te-co-so-o-kon-tum-7873991.jpg
Nữ hộ sinh Y Hà, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), người có gần 30 năm cống hiến cho y tế cơ sở đang thăm khám cho người dân. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

“Chúng tôi được phân công trực tại Trạm Y tế xã, ai đến báo tin có người sắp sinh là khăn gói lên đường, vì chủ yếu bà con sinh tại nhà. Có lần, 22 giờ đêm, nhận được tin báo có phụ nữ sắp sinh ở thôn Kon Pia, xã Đăk Hà, chúng tôi lập tức lên đường. Khi đến nơi mới biết, đây là lần thứ 10 sinh nở của sản phụ. Trước nguy cơ bị biến chứng cao, vừa đỡ đẻ, vừa thực hiện các biện pháp xử lý tại chỗ, đến gần sáng, chúng tôi mới hoàn tất công việc và may mắn, không có vấn đề gì xảy ra”, nữ hộ sinh Y Hà tâm sự.

Còn với điều dưỡng Hoàng Thị Oanh (sinh năm 1982, phụ trách Trạm Y tế xã Măng Cành, huyện Kon Plông), cũng đã có hơn 20 năm công tác trong ngành Y tại các xã trong huyện. Trải qua quá trình công tác tại nhiều địa phương như Pờ Ê, Măng Bút, Măng Cành, chị dần trở thành một trong những cán bộ y tế cơ sở gần gũi với bà con Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) nơi đây.

“Ngày đấy còn khổ lắm, đường xá, phương tiện đi lại chưa thuận lợi như bây giờ. Không có điện, phải thắp đèn dầu, cộng với thiếu thốn trang thiết bị, cản trở về ngôn ngữ khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Rồi chúng tôi cũng tự động viên nhau để vượt qua, nhờ một số đồng nghiệp biết tiếng địa phương để phiên dịch. Đi bất cứ địa phương nào, chúng tôi cũng tự nhủ phải chăm sóc sức khỏe cho người dân bằng tất cả kiến thức và trách nhiệm của mình”, chị Oanh nói.

Cán bộ y tế tại Trạm Y tế xã Măng Cành, huyện Kon Plông (Kon Tum) trực tiếp đến nhà khám bệnh cho người dân. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Cán bộ y tế tại Trạm Y tế xã Măng Cành, huyện Kon Plông (Kon Tum) trực tiếp đến nhà khám bệnh cho người dân. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Trong những lần bám làng, bám bản để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, điều dưỡng Hoàng Thị Oanh nhớ như in trong một lần trực vào năm 2017, chị nhận được cuộc gọi báo về một trường hợp sinh non. Đến nơi, chị và các đồng nghiệp nhận ra sản phụ mang thai đôi và sinh ngược. Tuy nhiên, do sản phụ đã vỡ ối, không thể di chuyển, nên bằng các kiến thức có sẵn và sự chỉ đạo trực tiếp từ bệnh viện tuyến trên, chị và đồng nghiệp đã hộ sinh thành công.

Giờ đây, nhìn hai đứa trẻ dần lớn lên, đi học, chị luôn thấy vui vì đã góp một phần nhỏ giúp các bé có một cuộc sống tốt đẹp hơn...

potal-70-nam-ngay-thay-thuoc-viet-nam-dau-an-cua-y-te-co-so-o-kon-tum-7873988.jpg
Bác sỹ tại Trạm Y tế xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) khám bệnh cho người dân. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Tuyên truyền bỏ hủ tục

Bên cạnh làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, đội ngũ cán bộ y tế cơ sở ở Kon Tum còn thực hiện nhiệm vụ là những tuyên truyền viên cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để bà con hiểu rõ những lợi ích của việc khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và dần bỏ các hủ tục.

Theo nữ hộ sinh Y Hà, trước đây, người Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông thường có phong tục mỗi khi đau ốm hoặc phụ nữ sinh nở, sẽ mời thầy cúng đến. Mỗi lần như vậy, người dân sẽ thịt các loài gia súc, vật nuôi như lợn, gà để cúng bái, cầu cho khỏi bệnh. Việc làm này không những tốn kém, mà còn khiến người ốm không thể được khỏe mạnh. Việc sinh nở không có kế hoạch cộng với thiếu các kiến thức chăm sóc sức khỏe trong và sau khi sinh khiến nhiều bà mẹ cũng như trẻ em mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là các biến chứng sau sinh.

“Mỗi lần xuống các thôn, làng, chúng tôi luôn gắn công tác chuyên môn với việc tuyên truyền, giải thích cho bà con về những tác hại của hủ tục và lợi ích của việc thăm, khám bệnh bằng các phương pháp hiện đại. Mưa dầm thấm lâu, bà con đã dần thay đổi nhận thức và đến trạm y tế nhiều hơn. Ví dụ, trước đây, các chị em phụ nữ chủ yếu sinh tại nhà, nhưng đến năm 2024, đã có 32/36 ca sinh nở đến Trạm Y tế xã. Trong năm, Trạm cũng ghi nhận hơn 2.340 lượt người dân đến khám, khẳng định sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của người dân”, chị Y Hà cho biết thêm.

Tại xã Măng Cành, huyện Kon Plông, để người dân dần nhận thức được việc bỏ hủ tục và đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bên cạnh trực tiếp tuyên truyền, điều dưỡng Hoàng Thị Oanh còn xây dựng đội ngũ y tế thôn, làng là những cán bộ có uy tín trong cộng đồng. Nhờ vào những nỗ lực của mình, đội ngũ y tế cơ sở ở xã đã đẩy lùi được các hủ tục.

potal-70-nam-ngay-thay-thuoc-viet-nam-dau-an-cua-y-te-co-so-o-kon-tum-7873992.jpg
Các cán bộ y tế cơ sở tại Trạm Y tế xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tự trau dồi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Ông A Xinh, Phó Chủ tịch UBND xã Măng Cành cho biết, trước đây, đồng bào Mơ Nâm trên địa bàn xã, có phong tục cúng bái mỗi khi ốm đau, bệnh tật. Đây là một bài toán nan giải đối với chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết tâm của các cán bộ y tế, người dân đã hiểu được việc cần làm khi ốm đau, bệnh tật là đến Trạm Y tế xã. Theo thống kê, năm 2024, có khoảng 80% người dân bị bệnh đã đến Trạm Y tế để khám và điều trị.

Bác sỹ Chuyên khoa II Trần Ái, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum đánh giá, đội ngũ y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Đây là đội ngũ trực tiếp tiếp xúc với người dân, hiểu rõ tình hình sức khỏe và các vấn đề y tế của địa phương. Cùng với đó, y tế cơ sở là mắt xích quan trọng trong việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường năng lực tuyến y tế cơ sở.

“Lực lượng y tế cơ sở đã theo dõi, giám sát và phòng, chống các dịch bệnh tại cộng đồng; tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh cho cộng đồng; phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; tổ chức tốt việc tiêm chủng mở rộng, góp phần nâng tỷ lệ trẻ em của tỉnh được tiêm chủng đầy đủ vaccine lên hơn 97%; góp phần lập hồ sơ sức khỏe cho hơn 553.000 người, chiến trên 90% tổng dân số toàn tỉnh; chăm sóc tốt sức khỏe bà mẹ - trẻ em; phòng, chống suy dinh dưỡng ở cơ sở”, Bác sỹ Trần Ái cho biết thêm.

Cùng với nhiệm vụ chuyên môn, đội ngũ y tế cơ sở cũng làm tốt công tác truyền thông, thay đổi nhận thức về các vấn đề sức khỏe cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Các đơn vị y tế cơ sở đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt, lồng ghép các buổi khám bệnh tại thôn, làng để tuyên truyền hoặc thông qua già làng, người có uy tín để bà con nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe đúng cách, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, không hiệu quả.

“Thời gian tới, Sở Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thành phố để chuyển giao, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến cơ sở phát triển dịch vụ kỹ thuật mới, từng bước cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng, góp phần đảm bảo sự công bằng, hiệu quả trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhân viên y tế ở cơ sở”, Bác sỹ Trần Ái khẳng định.

Dư Toán

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng: Giải tỏa hơn 9 ha rừng do doanh nghiệp để người dân lấn chiếm

Lâm Đồng: Giải tỏa hơn 9 ha rừng do doanh nghiệp để người dân lấn chiếm

Từ ngày 13 - 16/3, Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Phú Nông (Công ty An Phú Nông) phối hợp với các lực lượng chức năng xã Lộc Phú và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) tiến hành giải tỏa 9,21 ha đất rừng bị người dân lấn chiếm, vị trí tại các khoảnh 7, 8 và 11 Tiểu khu 443 (xã Lộc Phú) để bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, bảo vệ theo quy định. Lực lượng chức năng đã chặt bỏ toàn bộ số cây cà phê người dân trồng trái phép trên diện tích đất rừng lấn chiếm. Cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm và xã Lộc Phú đã có mặt đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình công ty giải tỏa cây trồng.

Trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền phòng, chống tin giả

Trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền phòng, chống tin giả

Ngày 15/3, Đoàn cơ sở Trung tâm Thông tin TTXVN khu vực Miền Trung - Tây Nguyên phối hợp với Cơ quan Thường trú TTXVN tại Phú Yên tổ chức Chương trình Trao tặng tủ sách Đinh Hữu Dư và tuyên truyền “Nói không với Fake news” (Fake news - tin giả) cho học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Gần 8 năm làm Bí thư chi bộ bản Háng Blaha, Vàng A Hồng giúp trên 40 hộ dân trong bản thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 90% xuống còn khoảng 40%. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Nhân lên “Hạt giống đỏ” vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Mù Cang Chải

Trong công cuộc xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn quan tâm chú trọng phát triển đảng viên. Huyện đã có nhiều đảng viên dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng Đảng và các phong trào thi đua; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, mở ra cơ hội để người dân tộc thiểu số tự tin, chủ động tham gia vào sự nghiệp chung.

Thời tiết ngày 16/3/2025: Ảnh hưởng không khí lạnh, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 15/3/2025: Khu vực Tây Bắc có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/3, phía Đông Bắc Bộ, Hà Nội và khu vực Bắc Trung Bộ sáng sớm có mưa và sương mù vào sáng sớm. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C. Các khu vực đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sau 50 năm giải phóng (24/3/1975-24/3/2025), tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Sau gần 50 năm khai thác, vận hành, nhiều hạng mục công trình đầu mối của Hồ chứa nước Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã xuống cấp, hư hỏng. Việc này ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn công trình. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã quyết định triển khai xây dựng Dự án nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng nhằm đảm bảo an toàn hồ đập.

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023 - 2025, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã hoàn thành hơn 2.670 nhà (trong đó xây mới gần 1.840 căn, sửa chữa hơn 830 căn). Hiện nay, trên địa bàn huyện còn hơn 1.800 căn nhà cần được sửa chữa, xây dựng mới. Để giúp người nghèo, khó khăn có mái ấm kiên cố, địa phương đang thực hiện các giải pháp với mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trong thời gian sớm nhất.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 14/3/2025: Phía Đông Bắc Bộ và Hà Nội trời tiếp tục nồm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng và đêm có sương mù, trời lạnh và tiếp tục duy trì trạng thái mưa nhỏ, mưa phùn làm độ ẩm trong không khí cao và gây nồm tại khu vực này. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Chiều 13/3, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức họp 2 Ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Hoạt động nhằm tập trung bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sớm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Chiều 13/3, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” và các nhà hảo tâm trao 290 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho học sinh là con em của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng đang công tác tại Vùng 4, Lữ đoàn 189, Lữ đoàn 954, Trung đoàn 196 và Nhà máy X52.

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Ngày 13/3, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình tham gia cải tạo đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão Yagi ở huyện Trấn Yên (Yên Bái). Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ khẩn cấp cho các nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương, mất khả năng đảm bảo an ninh lương thực do ảnh hưởng của lũ lụt bởi bão Yagi tại khu vực phía Bắc do Tổ chức FAO tại Việt Nam tài trợ.

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Ngày 13/3, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức lễ khánh thành và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót nhằm hướng tới kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Gần đây, nhiều vụ lừa đảo lợi dụng tín ngưỡng và tâm linh để trục lợi đã bị triệt phá. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức cộng đồng, phân biệt giữa tín ngưỡng chân chính và mê tín dị đoan để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Mặc dù địa bàn là xã nghèo, khó khăn của huyện Bát Xát, đường xá đi lại vô cùng vất vả, nhất là vào mùa mưa nhưng bằng lòng yêu nghề, thương dân, bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp đã không quản khó khăn, vất vả trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc địa phương mỗi khi đau ốm. bệnh tật.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 13/3/2025: Bắc Bộ sáng mưa nhỏ, trưa hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 13/3, Bắc Bộ ấm hơn nhưng sáng sớm còn mưa, ngày hửng nắng; Hà Nội tiếp diễn mưa phùn, nồm ẩm. Nam Bộ ngày nắng nhưng chiều tối vài nơi có mưa dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.