Ngày mới trên những phum sóc Khmer

Ngày mới trên những phum sóc Khmer
Một góc thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) hôm nay. Ảnh: An Hiếu - DTMN
Một góc thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) hôm nay. Ảnh: An Hiếu - DTMN

Nhộn nhịp làng nghề đầu xuân

Cũng như các dân tộc khác, Tết Nguyên đán là dịp để đồng bào Khmer sum vầy bên gia đình, thăm hỏi và động viên nhau trong lao động, sản xuất. Tại tỉnh Trà Vinh, nơi có hơn 30% dân số là đồng bào Khmer, bà con đang tập trung dồn sức cho vụ lúa xuân, ngoài ra còn trồng thêm rau màu, dưa hấu để tăng thêm thu nhập. Với các hộ gia đình Khmer làm nghề truyền thống, từ làng nghề dệt chiếu Cà Hom, làng nghề đan lát Đại An (huyện Trà Cú) đến làng nghề bánh tét Trà Cuôn (huyện Cầu Ngang) hay những hộ gia đình chuyên trồng màu ở huyện Châu Thành..., nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lao động được nâng lên đáng kể, đời sống đồng bào được cải thiện hơn trước nhiều.

"Đổi thay rõ nhất trong đời sống đồng bào Khmer ở Trà Vinh là những con đường mới được láng nhựa, bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại, buôn bán. Bên cạnh đó, hầu hết các ngôi chánh điện chùa Khmer đã được tôn tạo, trở thành niềm tự hào của phum sóc. Nhà cửa của đồng bào Khmer cũng được xây dựng khang trang, cơ bản không còn nhà tạm như trước đây” - Ông Thạch Mu Ni, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu - DTMN
"Đổi thay rõ nhất trong đời sống đồng bào Khmer ở Trà Vinh là những con đường mới được láng nhựa, bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại, buôn bán. Bên cạnh đó, hầu hết các ngôi chánh điện chùa Khmer đã được tôn tạo, trở thành niềm tự hào của phum sóc. Nhà cửa của đồng bào Khmer cũng được xây dựng khang trang, cơ bản không còn nhà tạm như trước đây” - Ông Thạch Mu Ni, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu - DTMN

Là một trong 150 hộ ở làng nghề dệt chiếu Cà Hom thuộc xã Hàm Tân (huyện Trà Cú), gia đình ông Kim Cường nhiều năm nay duy trì nghề truyền thống này. Nhờ đầu tư 2 máy dệt, mỗi ngày gia đình ông làm được 20 chiếc chiếu, năng suất lao động tăng gấp 10 lần, thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Được duy trì thường xuyên, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, nghề dệt chiếu đem lại cho các hộ đồng bào Khmer ở xã Hàm Tân nguồn thu nhập ổn định.

Bánh tét Trà Cuôn, đặc sản nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu - DTMN
Bánh tét Trà Cuôn, đặc sản nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu - DTMN
Rời huyện Trà Cú, chúng tôi ghé thăm xã Kim Hòa (huyện Cầu Ngang), nơi có làng nghề bánh tét Trà Cuôn nổi tiếng. Giống như người Kinh, không ít gia đình người Khmer dịp này cũng gói bánh tét, vừa để dâng cúng ông bà, tổ tiên, vừa làm quà biếu, vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống. Gia đình chị Thạch Thị Trơn gồm 9 chị em gái, tất cả đều theo nghề làm bánh tét truyền thống, đến nay mỗi người có một cơ sở riêng. Ngày thường, mỗi cơ sở của gia đình chị sản xuất bánh tét từ 300 - 400 đòn, riêng dịp Tết Nguyên đán cần tới 60 nhân công với lượng bánh từ 6.000 - 7.000 đòn/ ngày. Đến xã Long Sơn Ngang), có thể thấy ngay những cánh đồng rau màu chạy dài tít tắp, những thửa ruộng dưa hấu trái căng tròn bắt mắt. Đó là cánh đồng hơn 20.000 m2 của hộ gia đình anh Lâm Thành Công. Với 8.000 m2 trồng dưa hấu, nhờ sản xuất nông nghiệp sạch, chỉ sau 2 tháng, gia đình anh Lâm Thành Công đã có thu nhập hàng chục triệu đồng. Đó là cánh đồng đậu phộng hơn 2.500 m2 của ông Kim Thương, nhờ ứng dụng kỹ thuật bón lót 1 lần đầu vụ, chi phí đã giảm đáng kể, năng suất tăng 10%...

Nông dân thu hoạch dưa hấu tại xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang. Ảnh: An Hiếu - DTMN
Nông dân thu hoạch dưa hấu tại xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang.
Ảnh: An Hiếu - DTMN

Nguồn lực từ những chương trình, dự án

Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 10.000 hộ đồng bào Khmer nghèo, chiếm 11,21% tổng số hộ Khmer trong tỉnh. 100% số xã trên địa bàn có đường giao thông được cứng hóa đến trung tâm xã; 100% xã, ấp có điện lưới quốc gia; 93% hộ đồng bào Khmer được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...

Hộ gia đình bà Sơn Uyên ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú chuyển sang dệt chiếu bằng máy, cho năng suất tăng gấp 10 lần so với trước đây. Ảnh: An Hiếu - DTMN
Hộ gia đình bà Sơn Uyên ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú chuyển sang dệt chiếu bằng máy, cho năng suất tăng gấp 10 lần so với trước đây. Ảnh: An Hiếu - DTMN

Để có được những kết quả đáng khích lệ trên, tỉnh Trà Vinh đã lồng ghép thành công các nguồn lực từ những chương trình, dự án của Trung ương và địa phương. Theo ông Thạch Mu Ni, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, năm 2018 vừa qua, tỉnh được Trung ương phân bổ hơn 51 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ. Tỉnh cũng sử dụng gần 242 tỷ đồng để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ tín dụng ưu đãi và chuyển đổi nghề cho hàng ngàn lượt hộ đồng bào Khmer.

Cơ sở Thành Đạt của ông Trì Cảnh ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú sản xuất giường, ghế tre bằng máy móc cho năng suất cao, thu nhập ổn định 20 triệu đồng/tháng. Ảnh: An Hiếu - DTMN
Cơ sở Thành Đạt của ông Trì Cảnh ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú sản xuất giường, ghế tre bằng máy móc cho năng suất cao, thu nhập ổn định 20 triệu đồng/tháng. Ảnh: An Hiếu - DTMN

Nhờ vậy, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi hàng ngàn hec-ta đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng đậu phộng, ngô (bắp lai), trồng cỏ và chăn nuôi đại gia súc… đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, cao gấp 2 đến 3 lần so với trước. Từ nay đến năm 2020, Trà Vinh sẽ tiếp tục triển khai Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn. Với tổng kinh phí 458,85 tỷ đồng, dự kiến có khoảng 16.000 hộ đồng bào DTTS nghèo sẽ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và phát triển sản xuất bằng nguồn vay vốn tín dụng ưu đãi.

Xuôi về miền Tây, dọc quốc lộ 60, đi hết Bến Tre, qua cầu Cổ Chiên là địa phận tỉnh Trà Vinh, nơi số lượng người Khmer chiếm trên 30% so với dân số toàn tỉnh. Ảnh: An Hiếu - DTMN
Xuôi về miền Tây, dọc quốc lộ 60, đi hết Bến Tre, qua cầu Cổ Chiên là địa phận tỉnh Trà Vinh, nơi số lượng người Khmer chiếm trên 30% so với dân số toàn tỉnh. Ảnh: An Hiếu - DTMN

Cán bộ xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng đậu phộng cho năng suất cao. Ảnh: An Hiếu - DTMN
Cán bộ xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang hướng dẫn nông dân kỹ thuật trồng đậu phộng cho năng suất cao. Ảnh: An Hiếu - DTMN
Tỉnh Trà Vinh luôn chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần chăm lo tốt đời sống tinh thần đồng bào Khmer ở các phum sóc. Ảnh: An Hiếu - DTMN
Tỉnh Trà Vinh luôn chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần chăm lo tốt đời sống tinh thần đồng bào Khmer ở các phum sóc. Ảnh: An Hiếu - DTMN

100% số xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có đường giao thông được cứng hóa đến trung tâm xã . Ảnh: An Hiếu - DTMN
100% số xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có đường giao thông được cứng hóa đến trung tâm xã . Ảnh: An Hiếu - DTMN

Du khách nước ngoài thăm quan, tìm hiểu việc bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu - DTMN
Du khách nước ngoài thăm quan, tìm hiểu việc bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer tại tỉnh Trà Vinh. Ảnh: An Hiếu - DTMN

Bên cạnh sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, người Khmer ở Trà Vinh đã phát huy nội lực, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất lao động để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Phum sóc Trà Vinh hôm nay đang từng ngày đổi thay, hòa cùng sắc xuân đang về với đồng bào Khmer nơi đây.
 
Thu Hương – An Hiếu

Có thể bạn quan tâm