https://www.baokiengiang.vn/

Phật giáo Nam tông Khmer giữ gìn nét văn hoá trong từng phum, sóc

Kiên Giang có hơn 237.000 người dân tộc Khmer sinh sống, chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư, tôn tạo các ngôi chùa; thực hiện tốt các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các sư, sãi, chư tăng và đồng bào theo đạo tu học, sinh hoạt; duy trì, phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc Khmer nhằm phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bà con vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh chuyển đổi giống lúa từ cao sản thành đặc sản để tăng thu nhập mang lại lợi nhuận cao. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Diện mạo mới trên từng phum sóc ở Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (424.914 người), trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm 30,19%. Nhờ những chính sách đầu tư đặc thù của Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới, diện mạo phum sóc vùng đồng bào Khmer từng bước đổi thay.

Diện mạo nông thôn mới ở vùng quê Bạc Liêu. Ảnh: Chanh Đa-TTXVN

Về phum sóc đón Tết cùng đồng bào Khmer tỉnh Bạc Liêu

Những ngày giữa tháng 4, khắp phum, sóc Khmer Nam Bộ tưng bừng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Hòa cùng không khí phấn khởi đó, đồng bào Khmer Bạc Liêu đang chuẩn bị đón một mùa Tết cổ truyền trong niềm vui, hạnh phúc khi vụ mùa thắng lợi.
Phum Sóc Khmer háo hức đón chờ Ngày hội lớn

Phum Sóc Khmer háo hức đón chờ Ngày hội lớn

Chỉ còn không đầy một tuần nữa là đồng bào Khmer Nam bộ lại đón chào sự kiện lớn 5 năm mới tổ chức một lần, đó là Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII. Ngày hội năm nay được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng, với sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố có đông đồng bào Khmer là: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Diễn ra từ ngày 6-8/11/2022, nhưng ngay từ những ngày cuối tháng 10, không khí của Ngày hội tại các Phum, Sóc đông đồng bào Khmer ở Sóc Trăng đã rộn ràng, người dân đang háo hức đón chờ ngày hội tới.
Chùa là trung tâm tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục của cộng đồng của người Khmer. Ảnh: Tuấn Kiệt – TTXVN

Bạc Liêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc Khmer

Với hơn 17.000 hộ, trên 74.000 nhân khẩu, người Khmer chiếm 7,8% dân số của tỉnh Bạc Liêu. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các ngành, các cấp trong tỉnh luôn dành sự quan tâm, ưu tiên thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước cho đồng bào dân tộc Khmer. Nhờ đó, đời sống của bà con không ngừng được nâng lên. Diện mạo phum sóc ngày càng khởi sắc, tạo nên sức sống mới ở các vùng có đông đồng bào dân tộc.
Vợ chồng ông Sơn Xâm, xã Đông Bình (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) thu hoạch bông súng để tăng thu nhập. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Vĩnh Long nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer (Bài 2)

Tỉnh Vĩnh Long hiện có trên 25.000 người dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu ở huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và thị xã Bình Minh. Toàn tỉnh có 2 xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn là xã Tân Mỹ (huyện Trà Ôn) và xã Loan Mỹ (huyện Tam Bình). Thời gian qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều chính sách nhằm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc, qua đó giúp nhiều hộ đồng bào Khmer có nhà ở ổn định, tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu bài 2 trong chùm bài nói về đời sống đồng bào dân tộc Khmer được nâng cao tại nơi đây.
NGND Lâm Es nghiên cứu, biên soạn nhiều đầu sách giáo khoa tiếng dân tộc để dạy học cho con em đồng bào Khmer

Nhà giáo của phum sóc Khmer Nam Bộ

Nhà giáo nhân dân (NGND) Lâm Es là niềm tự hào của bà con Khmer, người dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung về đức tính giản dị của một nhà giáo một đời tự học, một người thầy mẫu mực đã dành gần trọn cuộc đời cống hiến và chăm lo cho công tác giáo dục dân tộc và sự nghiệp giáo dục của địa phương, khu vực và nước nhà. Ông là nhà giáo người dân tộc Khmer đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được phong tặng danh hiệu NGND vào năm 2002.
Nhà giáo nhân dân Lâm Es dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục

Nhà giáo nhân dân Lâm Es dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục

Nhà giáo nhân dân Lâm Es - niềm tự hào của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng - một người thầy mẫu mực đã dành cả cuộc đời cống hiến và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Ông là nhà giáo người dân tộc Khmer đầu tiên và là nhà giáo đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (NGND) vào năm 2002.
Trước khi các vật phẩm được dâng lên chư tăng thì đám rước Kathina diễu 3 vòng quanh chánh điện. Ảnh: Chanh Đa

Người Khmer ở Sóc Trăng đón lễ Kathina

Hàng năm, theo phong tục truyền thống, cư dân của phum sóc tại các chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng lại tổ chức lễ Kathina trong khoảng thời gian từ ngày 15/9 đến 15/10 theo lịch âm của người Khmer. Các chùa Khmer sẽ ấn định ngày tổ chức lễ Kathina rồi thông báo cho Phật tử trong phum, sóc biết để cùng hành lễ.
Nông thôn mới trên phum sóc Khmer Sóc Trăng

Nông thôn mới trên phum sóc Khmer Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng hiện có 40% xã nông thôn được công nhận đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới; trong đó nhiều xã có đông đồng bào Khmer sinh sống… Từ công cuộc xây dựng nông thôn mới, các phum, sóc Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng như khoác lên mình diện mạo mới khang trang, giàu đẹp.
Ngày mới trên những phum sóc Khmer

Ngày mới trên những phum sóc Khmer

Hòa chung không khí rộn ràng của mùa xuân phương Nam, các phum sóc ở tỉnh Trà Vinh đang hân hoan với niềm vui quê hương đổi mới. Để có được thành quả ngọt ngào ấy, ngoài sự chăm lo của Đảng và Nhà nước còn phải kể đến sự nỗ lực của đồng bào Khmer trong việc chung tay xây dựng phum sóc giàu đẹp…