Đạt nhiều thành tựu quan trọng
Gần 60 năm qua, kể từ ngày 26-12-1961 Chính phủ ban hành Quyết định số 216/CP về Hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, công tác dân số ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
- Tốc độ gia tăng dân số được Việt Nam khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII đề ra và tiếp tục được duy trì cho đến nay. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 1,7% giai đoạn 1989-1999 đã giảm xuống dưới 1,2% giai đoạn 1999-2009 và khoảng 1% giai đoạn từ 2010 đến nay. Dân số nước ta hiện có hơn 96 triệu người, trong đó, dân số nam chiếm 49,8% và dân số nữ chiếm 50,2%.
- Cơ cấu dân số của Việt Nam đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực, số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 1989 đến nay, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh từ 39,2% xuống 24,0%; dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) tăng từ 56,1% lên 68,4%; dân số trên 65 tuổi tăng từ 4,7% lên 7,6%. Dân số đã có sự phân bố lại hợp lý hơn trên phạm vi cả nước. Phân bố dân số gắn với đô thị hóa, công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầu lao động, giải quyết tình trạng mất cân đối lao động-việc làm. Hiện hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước là Hà Nội (2.398 người/km2) và Thành phố Hồ Chí Minh (4.363người/km2).
- Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh, đưa nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007, với dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) chiếm khoảng 69% tổng dân số. Cơ cấu “dân số vàng” sẽ kéo dài khoảng 30-40 năm, tối đa là 45 năm. Điều đó đồng nghĩa là trong khoảng thời gian này, đất nước ta có được lực lượng lao động trẻ hùng hậu, tạo cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế.
- Tỷ lệ tăng dân số hàng năm giảm từ 1,18% xuống còn 1,14%. Điều này cho thấy tỷ lệ sinh ở Việt Nam đã được duy trì ổn định. Đây là thành tựu lớn, có thể giúp kéo dài lợi ích của thời kỳ dân số vàng.
- Chất lượng dân số Việt Nam được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng nhanh, đạt 73,5 tuổi, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Số năm sống trung bình sau khi đạt 60 tuổi của người Việt Nam đã tương đương nhiều nước châu Âu. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm 2/3; tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 so với năm 1990. Mạng lưới tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đã từng bước được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố. Đến nay, 25% bà mẹ mang thai và 35% trẻ sơ sinh được tầm soát, chẩn đoán, can thiệp và điều trị sớm một số bệnh, tật.
Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện. Từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm 3cm, đạt 164cm ở nam và 153cm ở nữ. Tuổi thọ trung bình tăng từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 73,5 tuổi năm 2018, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Số năm sống trung bình sau khi đạt 60 tuổi của người Việt Nam đã tương đương nhiều nước châu Âu.
Có thể nói, những thành tựu trên của công tác dân số Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước nghèo, đứng vào hàng những nước có thu nhập trung bình. Những thành tựu này đã được quốc tế đánh giá cao.
Còn nhiều thách thức
Mặc dù đạt nhiều thành tích quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, song công tác dân số cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là sự chênh lệnh mức sinh giữa các vùng, miền, tỉnh, thành phố; có những nơi mức sinh đã xuống thấp như Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên lại có mức sinh rất cao.
Đó là sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức nghiêm trọng. Lợi thế của dân số vàng chưa được khai thác hiệu quả, chưa có giải pháp đồng bộ. Tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng chưa có hệ thống giải pháp thích ứng với già hóa dân số. Hiện, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với tỷ lệ người trên 65 tuổi đạt gần 12%. Khi tỷ lệ người trên 65 tuổi đạt 14%, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn dân số già. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038 nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm khoảng 20% tổng dân số. Lúc này, dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm xuống và sự biến động dân số này sẽ tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội nếu không có chính sách phù hợp.
Trong khi đó, công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng chưa đạt hiệu quả cao. Một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới. Chưa có nhiều chính sách tác động đến các lĩnh vực khác như kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số. Nguồn lực đầu tư cho công tác dân số còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Đồng hành cùng sự nghiệp dân số và phát triển
Nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực dân số, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, ngày 22-11-2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1679/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Trong đó, xác định nỗ lực chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang thực hiện và đạt được các mục tiêu toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đây được coi là kim chỉ nam cho ngành dân số trong giai đoạn mới.
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân số đối với sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động nhân Tháng Hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay, với chủ đề "Đồng hành cùng sự nghiệp dân số và phát triển vì sự phồn vinh của đất nước". Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường khuyến khích sự tham gia đồng bộ, tích cực, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân để hoàn thành mục tiêu về dân số và phát triển.
Gần 60 năm qua, kể từ ngày 26-12-1961 Chính phủ ban hành Quyết định số 216/CP về Hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, công tác dân số ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
- Tốc độ gia tăng dân số được Việt Nam khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII đề ra và tiếp tục được duy trì cho đến nay. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 1,7% giai đoạn 1989-1999 đã giảm xuống dưới 1,2% giai đoạn 1999-2009 và khoảng 1% giai đoạn từ 2010 đến nay. Dân số nước ta hiện có hơn 96 triệu người, trong đó, dân số nam chiếm 49,8% và dân số nữ chiếm 50,2%.
- Cơ cấu dân số của Việt Nam đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực, số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 1989 đến nay, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh từ 39,2% xuống 24,0%; dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) tăng từ 56,1% lên 68,4%; dân số trên 65 tuổi tăng từ 4,7% lên 7,6%. Dân số đã có sự phân bố lại hợp lý hơn trên phạm vi cả nước. Phân bố dân số gắn với đô thị hóa, công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầu lao động, giải quyết tình trạng mất cân đối lao động-việc làm. Hiện hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước là Hà Nội (2.398 người/km2) và Thành phố Hồ Chí Minh (4.363người/km2).
- Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh, đưa nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007, với dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) chiếm khoảng 69% tổng dân số. Cơ cấu “dân số vàng” sẽ kéo dài khoảng 30-40 năm, tối đa là 45 năm. Điều đó đồng nghĩa là trong khoảng thời gian này, đất nước ta có được lực lượng lao động trẻ hùng hậu, tạo cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế.
- Tỷ lệ tăng dân số hàng năm giảm từ 1,18% xuống còn 1,14%. Điều này cho thấy tỷ lệ sinh ở Việt Nam đã được duy trì ổn định. Đây là thành tựu lớn, có thể giúp kéo dài lợi ích của thời kỳ dân số vàng.
- Chất lượng dân số Việt Nam được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng nhanh, đạt 73,5 tuổi, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Số năm sống trung bình sau khi đạt 60 tuổi của người Việt Nam đã tương đương nhiều nước châu Âu. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm 2/3; tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 so với năm 1990. Mạng lưới tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đã từng bước được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố. Đến nay, 25% bà mẹ mang thai và 35% trẻ sơ sinh được tầm soát, chẩn đoán, can thiệp và điều trị sớm một số bệnh, tật.
Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện. Từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm 3cm, đạt 164cm ở nam và 153cm ở nữ. Tuổi thọ trung bình tăng từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 73,5 tuổi năm 2018, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Số năm sống trung bình sau khi đạt 60 tuổi của người Việt Nam đã tương đương nhiều nước châu Âu.
Có thể nói, những thành tựu trên của công tác dân số Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước nghèo, đứng vào hàng những nước có thu nhập trung bình. Những thành tựu này đã được quốc tế đánh giá cao.
Còn nhiều thách thức
Mặc dù đạt nhiều thành tích quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, song công tác dân số cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là sự chênh lệnh mức sinh giữa các vùng, miền, tỉnh, thành phố; có những nơi mức sinh đã xuống thấp như Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên lại có mức sinh rất cao.
Đó là sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức nghiêm trọng. Lợi thế của dân số vàng chưa được khai thác hiệu quả, chưa có giải pháp đồng bộ. Tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng chưa có hệ thống giải pháp thích ứng với già hóa dân số. Hiện, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với tỷ lệ người trên 65 tuổi đạt gần 12%. Khi tỷ lệ người trên 65 tuổi đạt 14%, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn dân số già. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038 nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm khoảng 20% tổng dân số. Lúc này, dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm xuống và sự biến động dân số này sẽ tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội nếu không có chính sách phù hợp.
Trong khi đó, công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng chưa đạt hiệu quả cao. Một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới. Chưa có nhiều chính sách tác động đến các lĩnh vực khác như kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số. Nguồn lực đầu tư cho công tác dân số còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Đồng hành cùng sự nghiệp dân số và phát triển
Nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức trong lĩnh vực dân số, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, ngày 22-11-2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1679/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Trong đó, xác định nỗ lực chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang thực hiện và đạt được các mục tiêu toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đây được coi là kim chỉ nam cho ngành dân số trong giai đoạn mới.
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của công tác dân số đối với sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động nhân Tháng Hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26-12 năm nay, với chủ đề "Đồng hành cùng sự nghiệp dân số và phát triển vì sự phồn vinh của đất nước". Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường khuyến khích sự tham gia đồng bộ, tích cực, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân để hoàn thành mục tiêu về dân số và phát triển.
Phương Nam