Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16 giờ ngày 17/2 đến 16 giờ ngày 18/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 42.439 ca mắc mới, trong đó 12 ca nhập cảnh; 42.427 ca ghi nhận trong nước (tăng 6.237 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 31.028 ca trong cộng đồng).
Cụ thể, các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (4.549 ca ); Vĩnh Phúc (2.158 ca); Quảng Ninh (2.018 ca); Phú Thọ (1.789 ca); Nam Định (1.678 ca); Thái Nguyên (1.652 ca); Hòa Bình (1.567 ca); Bắc Ninh (1.556 ca); Ninh Bình (1.540 ca); Hải Phòng (1.504 ca); Bắc Giang (1.443 ca); Nghệ An (1.339 ca); Lào Cai (1.310 ca); Hải Dương (1.302 ca); Lạng Sơn (1.175 ca); Bình Định (1.109 ca); Thái Bình (910 ca); Sơn La (889 ca); Tuyên Quang (888 ca); Thanh Hóa (885 ca); Yên Bái (875 ca), Đà Nẵng (732 ca); Hưng Yên (719 ca); Thành phố Hồ Chí Minh (715 ca); Hà Tĩnh (621 ca); Quảng Nam (607 ca ); Đắk Lắk (600 ca); Quảng Bình (575 ca); Khánh Hòa (525 ca); Quảng Trị (458 ca); Phú Yên (441 ca); Lâm Đồng (365 ca); Cao Bằng (357 ca); Gia Lai (330 ca); Bà Rịa - Vũng Tàu (292 ca); Bình Dương (289 ca); Bình Phước (273 ca); Thừa Thiên Huế (262 ca); Điện Biên (252 ca); Lai Châu (231 ca); Hà Nam (209 ca); Đắk Nông (189 ca); Quảng Ngãi (179 ca); Kon Tum (146 ca); Cà Mau (131 ca); Hà Giang (111 ca); Bình Thuận (97 ca); Đồng Nai (91 ca); Kiên Giang (89 ca); Bến Tre (67 ca); Bắc Kạn (53 ca); Bạc Liêu (52 ca); Đồng Tháp (38 ca); Trà Vinh (35 ca); Tây Ninh (34 ca); Cần Thơ (27 ca); Vĩnh Long (24 ca); Long An (18 ca); Hậu Giang (15 ca); Ninh Thuận (14 ca); An Giang, Sóc Trăng (13 ca);Tiền Giang (2 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Thái Nguyên (-826 ca), Quảng Ninh (-459 ca), Bắc Kạn (-129 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó gồm: Ninh Bình (+1.540 ca), Vĩnh Phúc (+796 ca), Lạng Sơn (+750 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 32.601 ca/ngày.
Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 200 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Thành phố Hồ Chí Minh (97 ca); Quảng Nam (27 ca); Quảng Ninh (20 ca); Hà Nội (14 ca); Khánh Hòa (11 ca); Đà Nẵng (8 ca); Hưng Yên (6 ca); Kiên Giang (4 ca); Thanh Hóa, Hải Dương, Bình Dương, Long An (2 ca); Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Ninh Bình, Bình Phước (1 ca).
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.685.463 ca mắc, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 27.191 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), tổng số mắc mới ghi nhận trong nước là 2.678.241 ca, trong đó có 2.258.363 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: Thành phố Hồ Chí Minh (518.295 ca), Bình Dương (293.645 ca), Hà Nội (188.373 ca), Đồng Nai (100.410 ca), Tây Ninh (88.938 ca).
Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế (địa chỉ cdc. kcb. vn) cho thấy trong ngày 18/2 đã có 6.215 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng ca được điều trị khỏi lên 2.261.180 ca
Hiện nay, 2.956 bệnh nhân nặng đang điều trị, trong đó 2.213 ca thở ô xy qua mặt nạ; 359 ca thở ô xy dòng cao HFNC; 80 c thở máy không xâm lấn; 280 ca tở máy xâm lấn; 14 ca ECMO.
Từ 17 giờ 30 ngày 17/02 đến 17 giờ 30 ngày 18/2 ghi nhận 80 ca tử vong. Trong đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh 5 ca (3 ca từ các tỉnh chuyển đến: Phú yên (1), Đồng Tháp (1), Kiên Giang (1)).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (12); Đà Nẵng (8 ); Kiên Giang (7 ca trong 2 ngày); Quảng Ngãi (5); Bình Định, Quảng Nam (4); Nghệ An (3); Bạc Liêu, Bình Thuận, Hải Phòng, Lạng Sơn, Long An, Nam Định, Phú Thọ, Phú Yên, Thái Nguyên (2); An Giang, Bình Phước, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Giang (1), Hà Nam, Ninh Bình, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Trà Vinh (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 82 ca.
Tổng số tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.358 ca, chiếm 1,5% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.955.061 mẫu xét nghiệm, tương đương 78.259.191 lượt người, tăng 55.518 mẫu so với ngày trước đó.
Ngày 17/2 có 1.867.419 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số đã có 190.215.794 liều vaccine được tiêm, trong đó: 173.482.549 liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên: mũi 1 là 70.853.682 liều; mũi 2 là 67.217.008 liều - mũi bổ sung là 13.167.375 liều; mũi 3 là 22.244.484 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.733.245 liều, trong đó mũi 1 là 8.599.830 liều; mũi 2 là 8.133.415 liều.
* Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế quản lý, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo, triển khai thực hiện tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực Y tế (Công văn số 729/BYT-TTrB ngày 18/2/2022).
UBND các tỉnh, thành phố tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi mắc COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
P. V