Thay đổi nhận thức
Không đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh là nỗi lo chung của nhiều trường nghề trong cả nước cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm qua. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 100 trường cao đẳng, trung cấp, năm học 2017-2018, các trường tuyển được gần 60.000 sinh viên, học sinh hệ cao đẳng và trung cấp, riêng năm học 2018-2019, chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung cấp và cao đẳng là hơn 80.000 học sinh, sinh viên.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều năm qua, công tác tuyển sinh của các trường nghề gặp nhiều khó khăn. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: Công tác tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong trường phổ thông chưa hiệu quả; tâm lý xã hội còn đặt nặng bằng cấp; chất lượng đào tạo ở một số cơ sở chưa cao nên chưa thu hút được người học, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh là một “điểm sáng” trong công tác tuyển sinh, đào tạo nghề của thành phố khi những năm gần đây đều đảm bảo được 100% chỉ tiêu tuyển sinh. Theo bà Hồng Thị Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh, để đạt được kết quả đó không dễ dàng bởi hoạt động hướng nghiệp của các trường phổ thông hiện nay còn “thiên vị” cho các trường đại học, hạn chế định hướng học nghề cho học sinh. Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng, học nghề chỉ là giải pháp tạm thời khi chưa chọn được trường như mong muốn. Vì vậy, nhà trường phải luôn chú trọng công tác hướng nghiệp ngay cả trong quá trình học để động viên người học gắn bó với nghề.
Còn theo ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Trọng Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là nhận thức của xã hội về bằng cấp còn nặng nề.
Chính sách ưu đãi người lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, đặc biệt là chế độ tuyển dụng, lương hiện nay chưa đủ thuyết phục học sinh chọn học nghề. Ngoài ra, việc các trường đại học mở rộng quy mô ngành đào tạo cũng như thay đổi quy chế tuyển sinh đại học trong những năm gần đây, đặc biệt, mùa tuyển sinh đại học năm nay không còn “điểm sàn” đã mở rộng thêm con đường vào đại học cho học sinh. Điều này, khiến học sinh có nguyện vọng vào các trường nghề ngày càng giảm.
Ở khía cạnh khác, ông Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, một "rào cản" khiến học sinh nản lòng khi chọn học nghề đó là việc thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề ở một số địa phương chưa thống nhất. Cụ thể, theo quy định, học sinh học tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp được miễn 100% học phí. Nhưng chính việc chưa thống nhất, đồng bộ ở các địa phương khiến nhiều học sinh phải rất vất vả mới được hưởng chính sách này. Điều này, khiến học sinh nản lòng và chủ trương khuyến khích học nghề gặp trở ngại.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã chỉ đạo các trường đẩy mạnh hướng nghiệp trong trường phổ thông để học sinh có định hướng chọn nghề sớm. Trong đó, công tác tư vấn phân luồng giúp các em nhận thức được lợi ích của học nghề để chủ động chọn học nghề chứ không đợi đến lúc không vào được lớp 10 công lập hay đại học mới chọn học học nghề.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đang nghiên cứu đưa thêm nguyện vọng học trường nghề vào hồ sơ đăng ký thi lớp 10 công lập hàng năm, bởi nhiều em có năng lực trong học nghề hơn là tiếp tục học phổ thông. Thực tế, nhiều năm qua, mỗi năm, thành phố có khoảng 10.000 học sinh tốt nghiệp lớp 9 không đăng ký thi lớp 10 công lập mà lựa chọn các loại hình học khác, trong đó có học nghề. Điều này cho thấy nhận thức xã hội đã thay đổi, học sinh và phụ huynh chủ động hơn trong chọn nghề để học.
Nâng chất lượng đào tạo
Nhiều thay đổi trong phương thức tuyển sinh đại học nhiều năm qua khiến cánh cửa vào đại học ngày càng rộng mở hơn với thí sinh. Vì vậy, với tâm lý trọng bằng cấp như hiện nay làm cho giáo dục nghề nghiệp khó khăn trong tuyển sinh. Tuy nhiên, từ việc chủ động thay đổi phương thức tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh đến nâng chất lượng đào tạo của các trường, cùng với quy định cho phép tuyển sinh các mùa trong năm… đã giúp nhiều trường nghề đảm bảo chỉ tiêu đề ra.
Bà Hồng Thị Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cùng với việc tăng cường thông tin tư vấn tuyển sinh, yếu tố quyết định nhất trong việc phát triển của một cơ sở đào tạo nghề nghiệp vẫn là chất lượng đào tạo. Mặt khác, điều người học quan tâm nhất là việc làm sau khi tốt nghiệp, vì vậy việc đảm bảo đầu ra đáp ứng yêu cầu là yếu tố quan trọng. Đó là cam kết của nhà trường với người học và xã hội về chất lượng đào tạo.
Nhấn mạnh chất lượng đào tạo là yếu tố then chốt, ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Trọng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các trường phải đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động khi sinh viên tốt nghiệp. Trong đó, cùng với đội ngũ, cơ sở vật chất, đặc biệt là máy móc, trang thiết bị dạy thực hành đóng vai trò quyết định chất lượng đào tạo. Song song đó, nhà trường chủ động kết nối doanh nghiệp, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo để sinh viên ra trường có thể đáp ứng tốt yêu cầu vị trí việc làm.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, để đứng vững và phát triển, các trường nghề cần đặc biệt chú trọng đến việc nâng chất lượng đào tạo. Ngoài cập nhật chương trình học, trang bị cơ sở vật chất phù hợp thực tế, các trường cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng đầu ra.
Trong thời kỳ hội nhập, các trường cần chú trọng đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Ở nội dung này, Sở đang hợp tác với một số đối tác uy tín trên thế giới để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ngoại ngữ cho giáo viên dạy nghề ở các trường đạt chuẩn.
Theo các chuyên gia giáo dục, để trường nghề phát triển bền vững, về lâu dài, ngành chức năng cần làm tốt hơn nữa việc dự báo thông tin thị trường lao động để các trường có căn cứ cân đối, phát triển ngành nghề đào tạo phù hợp./.
Không đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh là nỗi lo chung của nhiều trường nghề trong cả nước cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm qua. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 100 trường cao đẳng, trung cấp, năm học 2017-2018, các trường tuyển được gần 60.000 sinh viên, học sinh hệ cao đẳng và trung cấp, riêng năm học 2018-2019, chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung cấp và cao đẳng là hơn 80.000 học sinh, sinh viên.
Đông đảo sinh viên, học sinh trên địa bàn đến tìm hiểu thông tin tuyển sinh, đào tạo của các trường nghề trong ngày hội Tuyển sinh, hướng nghiệp và giáo dục nghề nghiệp năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN |
Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh là một “điểm sáng” trong công tác tuyển sinh, đào tạo nghề của thành phố khi những năm gần đây đều đảm bảo được 100% chỉ tiêu tuyển sinh. Theo bà Hồng Thị Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh, để đạt được kết quả đó không dễ dàng bởi hoạt động hướng nghiệp của các trường phổ thông hiện nay còn “thiên vị” cho các trường đại học, hạn chế định hướng học nghề cho học sinh. Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng, học nghề chỉ là giải pháp tạm thời khi chưa chọn được trường như mong muốn. Vì vậy, nhà trường phải luôn chú trọng công tác hướng nghiệp ngay cả trong quá trình học để động viên người học gắn bó với nghề.
Còn theo ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Trọng Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là nhận thức của xã hội về bằng cấp còn nặng nề.
Chính sách ưu đãi người lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, đặc biệt là chế độ tuyển dụng, lương hiện nay chưa đủ thuyết phục học sinh chọn học nghề. Ngoài ra, việc các trường đại học mở rộng quy mô ngành đào tạo cũng như thay đổi quy chế tuyển sinh đại học trong những năm gần đây, đặc biệt, mùa tuyển sinh đại học năm nay không còn “điểm sàn” đã mở rộng thêm con đường vào đại học cho học sinh. Điều này, khiến học sinh có nguyện vọng vào các trường nghề ngày càng giảm.
Ở khía cạnh khác, ông Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, một "rào cản" khiến học sinh nản lòng khi chọn học nghề đó là việc thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề ở một số địa phương chưa thống nhất. Cụ thể, theo quy định, học sinh học tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp được miễn 100% học phí. Nhưng chính việc chưa thống nhất, đồng bộ ở các địa phương khiến nhiều học sinh phải rất vất vả mới được hưởng chính sách này. Điều này, khiến học sinh nản lòng và chủ trương khuyến khích học nghề gặp trở ngại.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã chỉ đạo các trường đẩy mạnh hướng nghiệp trong trường phổ thông để học sinh có định hướng chọn nghề sớm. Trong đó, công tác tư vấn phân luồng giúp các em nhận thức được lợi ích của học nghề để chủ động chọn học nghề chứ không đợi đến lúc không vào được lớp 10 công lập hay đại học mới chọn học học nghề.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đang nghiên cứu đưa thêm nguyện vọng học trường nghề vào hồ sơ đăng ký thi lớp 10 công lập hàng năm, bởi nhiều em có năng lực trong học nghề hơn là tiếp tục học phổ thông. Thực tế, nhiều năm qua, mỗi năm, thành phố có khoảng 10.000 học sinh tốt nghiệp lớp 9 không đăng ký thi lớp 10 công lập mà lựa chọn các loại hình học khác, trong đó có học nghề. Điều này cho thấy nhận thức xã hội đã thay đổi, học sinh và phụ huynh chủ động hơn trong chọn nghề để học.
Nâng chất lượng đào tạo
Nhiều thay đổi trong phương thức tuyển sinh đại học nhiều năm qua khiến cánh cửa vào đại học ngày càng rộng mở hơn với thí sinh. Vì vậy, với tâm lý trọng bằng cấp như hiện nay làm cho giáo dục nghề nghiệp khó khăn trong tuyển sinh. Tuy nhiên, từ việc chủ động thay đổi phương thức tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh đến nâng chất lượng đào tạo của các trường, cùng với quy định cho phép tuyển sinh các mùa trong năm… đã giúp nhiều trường nghề đảm bảo chỉ tiêu đề ra.
Bà Hồng Thị Thanh Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cùng với việc tăng cường thông tin tư vấn tuyển sinh, yếu tố quyết định nhất trong việc phát triển của một cơ sở đào tạo nghề nghiệp vẫn là chất lượng đào tạo. Mặt khác, điều người học quan tâm nhất là việc làm sau khi tốt nghiệp, vì vậy việc đảm bảo đầu ra đáp ứng yêu cầu là yếu tố quan trọng. Đó là cam kết của nhà trường với người học và xã hội về chất lượng đào tạo.
Nhấn mạnh chất lượng đào tạo là yếu tố then chốt, ông Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lý Trọng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các trường phải đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động khi sinh viên tốt nghiệp. Trong đó, cùng với đội ngũ, cơ sở vật chất, đặc biệt là máy móc, trang thiết bị dạy thực hành đóng vai trò quyết định chất lượng đào tạo. Song song đó, nhà trường chủ động kết nối doanh nghiệp, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo để sinh viên ra trường có thể đáp ứng tốt yêu cầu vị trí việc làm.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, để đứng vững và phát triển, các trường nghề cần đặc biệt chú trọng đến việc nâng chất lượng đào tạo. Ngoài cập nhật chương trình học, trang bị cơ sở vật chất phù hợp thực tế, các trường cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng đầu ra.
Trong thời kỳ hội nhập, các trường cần chú trọng đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Ở nội dung này, Sở đang hợp tác với một số đối tác uy tín trên thế giới để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ngoại ngữ cho giáo viên dạy nghề ở các trường đạt chuẩn.
Theo các chuyên gia giáo dục, để trường nghề phát triển bền vững, về lâu dài, ngành chức năng cần làm tốt hơn nữa việc dự báo thông tin thị trường lao động để các trường có căn cứ cân đối, phát triển ngành nghề đào tạo phù hợp./.
T.Hoài
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN