Nâng cao kiến thức pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông đã tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới cho các thành viên và tổ tự quản đường biên, cột mốc, an ninh trật tự thôn, bon, buôn, bản và người dân khu vực biên giới tỉnh Đắk Nông. Tham dự các buổi tuyên truyền có đông đảo người dân sinh sống khu vực biên giới tỉnh Đắk Nông.

Nang cao kien thuc phap luat ve quan ly, bao ve bien gioi hinh anh 1Lãnh đạo Bộ đội biên phòng giới thiệu về dự án luật biên giới. Ảnh: Ngọc Minh - TTXVN

Đợt tập huấn diễn ra trong hai ngày 1-2/10, cán bộ Bộ đội Biên phòng đã tuyên truyền đến người dân biên giới Đắk Nông những nội dung: Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia; Chỉ thị 01 CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; Nghị định 34/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...

Đặc biệt, trong đợt tập huấn lần này, báo cáo viên đã giới thiệu cho bà con khu vực biên giới về dự án Luật Biên phòng sẽ được trình Quốc hội thông qua; về những vấn đề về biên giới dự kiến sẽ được luật hóa. Đây là điểm mới so với những đợt tuyên truyền trước đây. Bên cạnh đó, các thành viên tổ tự quản đường biên, cột mốc còn được hướng dẫn cách tổ chức sinh hoạt, hoạt động, cách xử lý một số tình huống xảy ra trên biên giới, phương thức nắm bắt, báo cáo thông tin…

Theo Thượng tá Rơlan Ngân, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông, đợt tập huấn lần này sẽ giúp bà con hiểu biết thêm những vấn đề và cách ứng xử với các tình huống có thể xảy ra trên biên giới, góp phần nâng cao nhận thức, xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia phong trào; nêu cao ý thức cảnh giác, đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ môi trường, lợi ích quốc gia ở khu vực biên giới.

Ngọc Minh

Tin liên quan

Bộ đội Biên phòng Lào Cai cùng nhân dân xóa nghèo, bảo vệ biên giới

Chương trình phối hợp của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về “vận động nông dân khu vực biên giới đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia” tại Lào Cai đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, giúp nâng cao nhận thức và cải thiện đời sống, tinh thần cho nông dân biên giới, củng cố hệ thống chính trị, góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia.


Tây Ninh chú trọng nâng cao đời sống đồng bào dân tộc góp phần bảo vệ biên giới

Tây Ninh với đặc thù là tỉnh biên giới có chiều dài hơn 240 km, gồm 5 huyện, 20 xã biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia, có 21 dân tộc thiểu số đang sinh sống gồm: Khmer (chiếm 38,9%), Chăm (chiếm 19,4%), Hoa (chiếm 17,9%), còn lại là các dân tộc như: Mường, Thái, Tày, Nùng... chiếm 1,69% dân số trên toàn tỉnh. Trong đó, bà con dân tộc thiểu số sinh sống phân bố rải rác ở các huyện biên giới, chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ nên điều kiện kinh tế, đời sống vật chất vẫn còn nhiều khó khăn.


Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ biên giới ở Kiên Giang

Kiên Giang có biên giới đất liền với nước bạn Campuchia dài 56,8 km, nằm trên địa bàn 7 xã, phường gồm 40 ấp (trong đó có 17 ấp giáp biên) thuộc thành phố Hà Tiên và huyện Giang Thành với 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống. Đồng bào các dân tộc thiểu số với truyền thống đoàn kết tương trợ lẫn nhau cùng với bộ đội Biên phòng Kiên Giang luôn tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.



Đề xuất