Bài 1: Dòng chảy của… đá
Từ buổi bình minh của lịch sử, văn hóa của vùng đất Nam Tây Nguyên - Lâm Đồng - đã định hình là một bộ phận khăng khít và cùng tiến triển với văn hóa Việt Nam; trong đó, những hiện vật bằng đá được tìm thấy trong thời gian gần đây là một trong những vấn đề rất đáng lưu ý.
Nhiều hiện vật bằng đá được phát hiện
Theo ghi nhận của các nhà khoa học, Nam Tây Nguyên cùng với Tây Nguyên là vùng đất khá giàu có về văn hóa truyền thống của các tộc người bản địa. Sự “giàu có” ấy được tạo hợp từ những đặc trưng văn hóa riêng của mỗi tộc người; và ngược lại, mỗi sắc dân lại giữ riêng cho mình nét đặc trưng văn hóa không trộn lẫn như là một thế mạnh không thể phủ nhận được. Nét riêng trong nền văn hóa chung ấy của Nam Tây Nguyên đã tạo nên dòng chảy xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại và tương lai không trộn lẫn, không hòa tan nhưng không hề dị biệt.
Từ buổi bình minh của lịch sử, văn hóa của vùng đất Nam Tây Nguyên - Lâm Đồng - đã định hình là một bộ phận khăng khít và cùng tiến triển với văn hóa Việt Nam; trong đó, những hiện vật bằng đá được tìm thấy trong thời gian gần đây là một trong những vấn đề rất đáng lưu ý.
Nhiều hiện vật bằng đá được phát hiện
Theo ghi nhận của các nhà khoa học, Nam Tây Nguyên cùng với Tây Nguyên là vùng đất khá giàu có về văn hóa truyền thống của các tộc người bản địa. Sự “giàu có” ấy được tạo hợp từ những đặc trưng văn hóa riêng của mỗi tộc người; và ngược lại, mỗi sắc dân lại giữ riêng cho mình nét đặc trưng văn hóa không trộn lẫn như là một thế mạnh không thể phủ nhận được. Nét riêng trong nền văn hóa chung ấy của Nam Tây Nguyên đã tạo nên dòng chảy xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại và tương lai không trộn lẫn, không hòa tan nhưng không hề dị biệt.
Đàn đá Di Linh hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng |
Các nhà khoa học ghi nhận rằng, kể từ khi có con người sinh sống trên vùng đất Nam Tây Nguyên cũng chính là sự bắt đầu của quá trình hình thành và phát triển của một dòng văn hóa bản địa với hình thức sơ khai của thời kỳ đồ đá cũ.
Gần đây nhất (4.2012), việc phát hiện những chiếc rìu đá ở Đà Loan (Đức Trọng, Lâm Đồng) một lần nữa nhắc nhớ đến “nền văn minh đồ đá” của cổ dân Nam Tây Nguyên. Cụ thể, hồi tháng 4.2012, Bảo tàng Lâm Đồng đã tiếp nhận một bộ rìu đá 3 chiếc của một hộ dân trú tại thôn Ma Am, xã Đà Loan, huyện Đức Trọng trao tặng. Thông tin ban đầu cho biết: Ông Ya Canh (người Churu) trong lúc san đất làm vườn đã phát hiện bộ rìu đá 3 chiếc nói trên ngay trên mảnh đất mà mình đang canh tác. 3 chiếc rìu này có độ dài khoảng 10cm và chiều ngang gần 6cm; được mài nhẵn, có độ dày khoảng 4cm từ phía chuôi và mỏng dần về phía lưỡi. Hiện vẫn không có nhiều thông tin khoa học về ba chiếc rìu đá phát hiện mới nhất này ở Lâm Đồng.
Từ những nghiên cứu khoa học gần đây, các chuyên gia khảo cổ học đã ghi nhận ở Lâm Đồng một “nền văn minh đồ đá” tại các di chỉ khảo cổ học Đạ Đờng (huyện Lâm Hà), đồi Giàng (Bảo Lộc), Pró (Đơn Dương)… với không ít công cụ sản xuất và sinh hoạt bằng đá thô sơ phản ánh quá trình hoạt động văn hóa sơ khai của bình minh lịch sử Nam Tây Nguyên. Cũng theo các nhà khoa học, dấu tích của những hoạt động khai phá vùng rừng núi Nam Tây Nguyên của người tiền sử qua các công cụ bằng đá đã được tìm thấy trên một địa bàn trải dài từ vùng núi cao Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà (trên 1.000m so với mực nước biển) đến khu vực có độ cao trung bình Di Linh, Bảo Lộc (trên 800m) và chạy xuôi xuống vùng thấp Đạ Tẻh, Cát Tiên (400m). Một trong những dấu tích tiêu biểu của những hoạt động đó là chiếc rìu được chế tác từ cuội vàng hình bầu dục lần đầu tiên được phát hiện tại khu vực Thung lũng Tình Yêu (Đà Lạt).
Goòng lú – hiện vật đá tiêu biểu
Không chỉ dụng cụ lao động và sinh hoạt bằng đá mà ở Lâm Đồng – Nam Tây Nguyên – còn có những thạch cầm (goòng lú, đàn đá) rất có giá trị được các nhà khoa học khảo cổ phát hiện trong nhiều năm qua. Trước tiên, phải kể đến bộ “đá kêu” được nhà dân tộc học người Pháp – GS Georges Condominas – có tên là đàn đá Nduliêng Krat gồm 11 thanh phát hiện vào năm 1949 tại vùng Đam Rông, Lâm Đồng (nay thuộc tỉnh Đắc Nông). “Goòng lú Nduliêng Krat là bộ đàn đá tiền sử đầu tiên trên thế giới được tìm thấy tại Nam Tây Nguyên của Việt Nam” – GS Trần Văn Khê, một giáo sư hàng đầu về nghiên cứu âm nhạc của Việt Nam, khẳng định.
Cho đến lúc này, ai cũng phải công nhận rằng Lâm Đồng – Nam Tây Nguyên – chính là một trong những cái nôi của đàn đá cổ của Việt Nam. Vùng đất Nam Tây Nguyên không những là nơi phát hiện bộ đàn đá cổ đầu tiên của loài người (bộ đàn đá Nduliêng Krat hiện được trưng bày tại Bảo tàng Con Người ở Paris) mà còn là nơi phát hiện nhiều nhất các bộ sưu tập đàn đá của Việt Nam. Ngoài bộ đàn đá Nduliêng Krat, hiện Bảo tàng Lâm Đồng là đơn vị đã phát hiện, sưu tầm và lưu giữ được 6 bộ đàn đá cổ - nhiều nhất so với các địa phương khác trong cả nước. Trong đó, có không ít bộ được xem là có giá trị rất cao về nhiều mặt, nhất là các giá trị về khoa học. “Lâm Đồng là nơi phát hiện được nhiều đàn đá nhất Việt Nam. Phải chăng đây chính là chiếc nôi của đàn đá?” – Phó GĐ Bảo tàng Lâm Đồng, bà Đoàn Bích Ngọ, đặt câu hỏi. Còn với chúng tôi, qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi cho rằng với những phát hiện về “đá kêu” ở Lâm Đồng trong nhiều năm qua, bước đầu, các nhà khoa học đã làm hé lộ một nền văn hóa cự thạch (cuối thời kỳ đá mới) của cư dân bản địa Nam Tây Nguyên. Đặc biệt, điều đáng lưu ý là, ngoài bộ đàn đá Nduliêng Krat với các giá trị “không thể bàn cãi” thì với các bộ đàn đá còn lại của Lâm Đồng, các nhà khoa học chuyên ngành của Việt Nam đã khẳng định hai sưu tập đàn đá Sơn Điền và Liên Đầm là hai sưu tập đàn đá có niên đại cách nay trên dưới 3.000 năm. Có thể nói, những thanh “đá kêu” (goòng lú) được phát hiện từ trước đến nay ở Lâm Đồng luôn không tách rời nguồn cội lịch sử của vùng đất nằm ở phía tận cùng nam dãy Trường Sơn. Những sưu tập đàn đá ấy không những chỉ thể hiện rõ bản sắc văn hóa tộc người của các tộc người thiểu số bản địa Nam Tây Nguyên mà còn là minh chứng cho một giai đoạn bình minh lịch sử (hiện vật có niên đại cách nay từ 3.500 đến 3.000 năm) của các tộc người Nam Tây Nguyên.
Cho đến lúc này, ai cũng phải công nhận rằng Lâm Đồng – Nam Tây Nguyên – chính là một trong những cái nôi của đàn đá cổ của Việt Nam. Vùng đất Nam Tây Nguyên không những là nơi phát hiện bộ đàn đá cổ đầu tiên của loài người (bộ đàn đá Nduliêng Krat hiện được trưng bày tại Bảo tàng Con Người ở Paris) mà còn là nơi phát hiện nhiều nhất các bộ sưu tập đàn đá của Việt Nam. Ngoài bộ đàn đá Nduliêng Krat, hiện Bảo tàng Lâm Đồng là đơn vị đã phát hiện, sưu tầm và lưu giữ được 6 bộ đàn đá cổ - nhiều nhất so với các địa phương khác trong cả nước. Trong đó, có không ít bộ được xem là có giá trị rất cao về nhiều mặt, nhất là các giá trị về khoa học. “Lâm Đồng là nơi phát hiện được nhiều đàn đá nhất Việt Nam. Phải chăng đây chính là chiếc nôi của đàn đá?” – Phó GĐ Bảo tàng Lâm Đồng, bà Đoàn Bích Ngọ, đặt câu hỏi. Còn với chúng tôi, qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi cho rằng với những phát hiện về “đá kêu” ở Lâm Đồng trong nhiều năm qua, bước đầu, các nhà khoa học đã làm hé lộ một nền văn hóa cự thạch (cuối thời kỳ đá mới) của cư dân bản địa Nam Tây Nguyên. Đặc biệt, điều đáng lưu ý là, ngoài bộ đàn đá Nduliêng Krat với các giá trị “không thể bàn cãi” thì với các bộ đàn đá còn lại của Lâm Đồng, các nhà khoa học chuyên ngành của Việt Nam đã khẳng định hai sưu tập đàn đá Sơn Điền và Liên Đầm là hai sưu tập đàn đá có niên đại cách nay trên dưới 3.000 năm. Có thể nói, những thanh “đá kêu” (goòng lú) được phát hiện từ trước đến nay ở Lâm Đồng luôn không tách rời nguồn cội lịch sử của vùng đất nằm ở phía tận cùng nam dãy Trường Sơn. Những sưu tập đàn đá ấy không những chỉ thể hiện rõ bản sắc văn hóa tộc người của các tộc người thiểu số bản địa Nam Tây Nguyên mà còn là minh chứng cho một giai đoạn bình minh lịch sử (hiện vật có niên đại cách nay từ 3.500 đến 3.000 năm) của các tộc người Nam Tây Nguyên.
Bức tranh mô phỏng cuộc sống người tiền sử ở Nam Tây Nguyên tại Bảo tàng Lâm Đồng |
Cũng nằm trong “dòng chảy văn hóa đồ đá”, bất ngờ nối tiếp là một bí ẩn hiện đang được các nhà khoa học tìm cách giải mã: Từ những phát hiện đó, các nhà khoa học đang đặt ra vấn đề có hay không một xưởng chế tác dụng cụ bằng đá tại vùng Di Linh? Cụ thể, các nhà khoa học đặt câu hỏi “có hay không một xưởng chế tác đá” là bởi tại di chỉ đồi Tân Nghĩa (Di Linh), những thanh đàn đá được phát hiện cùng với hiện trường lại mang dáng dấp một di chỉ xưởng.
Có thể nói, trong dòng chảy văn hóa bản địa Nam Tây Nguyên trong lịch sử, đá là một “dòng chảy” xuyên suốt rất đáng được lưu tâm nghiên cứu.
Có thể nói, trong dòng chảy văn hóa bản địa Nam Tây Nguyên trong lịch sử, đá là một “dòng chảy” xuyên suốt rất đáng được lưu tâm nghiên cứu.
Theo baolamdong.vn