Năm học 2021-2022: Lai Châu chuẩn bị tốt các điều kiện đón học sinh tựu trường

Thầy cô giáo trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Dào San (Phong Thổ, Lai Châu) lau dọn bàn ghế chuẩn bị đón học sinh tựu trường. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN
Thầy cô giáo trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Dào San (Phong Thổ, Lai Châu) lau dọn bàn ghế chuẩn bị đón học sinh tựu trường. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu, ngày 1/9, học sinh các cấp học trong tỉnh sẽ tựu trường, riêng lớp 1 tựu trường ngày 23/8 và thời gian khai giảng tất cả các cấp học sẽ là ngày 5/9. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để chuẩn bị tốt các điều kiện đón học sinh trở lại trường, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho học sinh và cán bộ, giáo viên.

Năm học 2021-2022: Lai Châu chuẩn bị tốt các điều kiện đón học sinh tựu trường ảnh 1Thầy cô giáo trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Dào San (Phong Thổ, Lai Châu) sắp xếp bàn ghế chuẩn bị đón học sinh tựu trường. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Nhiều ngày qua, Lai Châu không có ca bệnh thứ phát trên địa bàn, đây là điều kiện thuận lợi để học sinh yên tâm tựu trường. Hiện các trường đang tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện, khắc phục khó khăn, sẵn sàng cho ngày khai giảng năm học mới.

Những ngày trung tuần tháng 8, tại xã biên giới Dào San, huyện Phong Thổ, mưa kéo dài gây sạt lở nhiều tuyến đường dẫn từ trung tâm xã đến các bản. Thế nhưng, các thầy, cô giáo nơi đây vẫn khắc phục khó khăn, đến từng nhà học sinh để thông báo lịch tựu trường và vận động học sinh ra lớp.

Thầy giáo Trần Văn Duy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Dào San, huyện Phong Thổ chia sẻ: Năm học 2021 - 2022, trường có hơn 700 học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì. Nhờ nỗ lực công tác vận động, đến nay, 100% các phụ huynh đã ký cam kết cho học sinh ra lớp đúng thời gian. Về điều kiện cơ sở vật chất trường lớp, nơi ăn ở bán trú của học sinh và các biện pháp phòng chống dịch cũng được nhà trường chuẩn bị xong.

“Tuy nhiên, năm học này, trường thiếu 9 giáo viên. Để khắc phục, nhà trường đang đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, UBND huyện Phong Thổ bổ sung số lượng giáo viên còn thiếu nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, do không đủ 50% số lượng học sinh bán trú, nên tới đây nhà trường phải chuyển đổi mô hình trường. Tuy vậy, năm học này nhà trường vẫn còn 245 em học sinh bán trú, nên cán bộ, giáo viên vẫn phải thực hiện nhiệm vụ như một trường bán trú. Đó cũng là khó khăn khi các thầy, cô thực hiện nhiệm vụ mà chế độ lại không có”, thầy Duy cho biết thêm.

Năm học 2021-2022: Lai Châu chuẩn bị tốt các điều kiện đón học sinh tựu trường ảnh 2Công nhân xây dựng gấp rút hoàn thiện lớp học để kịp đón học sinh trong năm học mới tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Dào San (Phong Thổ, Lai Châu). Ảnh: Nguyễn Oanh – TTXVN

Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Dào San, những ngày này các thầy cô đang tích cực vệ sinh trường, lớp, nhà ăn đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng và chuẩn bị các thiết bị y tế, trong phòng chống dịch như nước sát khuẩn tay, khẩu trang.

Thầy giáo Nguyễn Văn Đạc, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Dào San cho hay: Để học sinh ra lớp đạt tỷ lệ cao, từ đầu tháng 8, cán bộ, giáo viên đã đến tất cả các bản để vận động học sinh ra lớp. Về điều kiện về cơ sở vật chất ở các điểm bản tương đối đảm bảo, riêng ở trung tâm còn khó khăn do đông học sinh, dẫn tới phòng học. Cùng đó, nhà trường cũng thiếu nhiều giáo viên trong năm học này. Khắc phục khó khăn, bước đầu nhà trường đã dồn các em học sinh cùng khối và một lớp để bố trí đủ giáo viên dạy học.

Năm học này nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất lớp học do việc thực hiện chủ trương sáp nhập trường và đưa học sinh về trung tâm đã dẫn tới tình trạng thừa lớp học ở điểm trường lẻ, thiếu lớp học ở trung tâm. Năm học 2021 - 2022, toàn trường có gần 1.000 học sinh, dự kiến bố trí 36 lớp, bởi không đủ lớp học nên nhà trường phải bố trí tất cả các phòng học chức năng làm lớp học.

Năm học 2021 - 2022, huyện biên giới Phong Thổ đã sáp nhập 65 trường xuống còn 48 trường, với hơn 900 lớp học và trên 23 nghìn học sinh. Trong hè 2021, có hơn 500 phòng học bán kiến cố và phòng học tạm đã được các trường sửa chữa, khắc phục sẵn sàng cho năm học mới. Dù đã sáp nhập trường, lớp để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực giảng dạy, thế nhưng đến nay huyện Phong Thổ vẫn cần hơn 130 giáo viên mới đáp ứng đủ công tác giảng dạy cho năm học.

Theo ông Phan Như Thắng, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Thổ, ngay từ đầu năm học, Phòng đã chỉ đạo các đơn vị trường học trên địa bàn chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất cho năm học mới. Đến thời điểm này, số lượng phòng học tạm đã được các đơn vị khắc phục. Đối với tình trạng thiếu nhân lực, ngành cũng đã tham mưu với UBND huyện để thông báo hợp đồng giáo viên. Tuy nhiên, số lượng chưa thể đáp ứng được do 2 năm gần đây UBND tỉnh Lai Châu chưa tổ chức tuyển dụng. Khắc phục tình trạng này, với bậc học mầm non, Phòng đã huy động học sinh ở bản về trung tâm để dồn lớp. Còn các trường chuẩn Quốc gia hoặc những trường đủ giáo viên học 2 buổi trên ngày, Phòng sẽ tăng cường giáo viên đến các trường còn thiếu.

Năm học 2021-2022: Lai Châu chuẩn bị tốt các điều kiện đón học sinh tựu trường ảnh 3Thầy cô giáo trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Dào San (Phong Thổ, Lai Châu) lau dọn bàn ghế chuẩn bị đón học sinh tựu trường. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Năm học 2021-2022, toàn tỉnh Lai Châu có hơn 150 nghìn học sinh các cấp học, trong đó có khoảng 30 nghìn học sinh bán trú. Đến nay, phòng học tạm đã được các địa phương và các nhà trường chủ động khắc phục, bảo đảm đủ lớp học cho học sinh. Đối với tình trạng thiếu gần 700 giáo viên so với định mức học sinh, chính quyền các địa phương đang tiếp nhận hồ sơ hợp đồng và thực hiện dồn lớp cùng khối; đồng thời bố trí giáo viên dạy tăng tiết để đảm bảo chất lượng giảng dạy cho năm học.

Ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu cho biết: Thời điểm này, cơ bản 100% cán bộ, giáo viên và học sinh đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cho năm học mới. Ngay sau ngày tựu trường và các hoạt động trong ngày khai giảng, Sở sẽ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch; yêu cầu các đơn bị bố trí, sắp xếp chương trình phù hợp, thích ứng với điều kiện thực tế trong bối cảnh dịch bệnh, hướng tới một năm học chất lượng, an toàn.

Theo khung kế hoạch, học sinh ở bậc từ mầm non, đến trung học phổ thông có 35 tuần thực học; ở hệ Giáo dục thường xuyên có 32 tuần thực học. Năm học 2021 - 2022 sẽ kết thúc trước ngày 31/5/2022.

Nguyễn Oanh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến các khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền duy trì ở mức cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, một số nơi xuất hiện gió giật mạnh cấp 6. Thời tiết rét đậm bao phủ diện rộng, vùng núi cao có nguy cơ xảy ra băng giá và sương muối.

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có 35,44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%. Những người có uy tín trong các dân tộc đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở Sóc Trăng.

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Những ngày này, thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Nghệ An bắt đầu sôi động phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đây cũng là thời điểm để thực phẩm kém chất lượng dễ dàng xâm nhập vào thị trường. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần lựa chọn thực phẩm an toàn.

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Nhằm sẻ chia, giúp đỡ người khuyết tật, người nghèo và trẻ em vùng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, Hội Bảo trợ người khuyết tật, người nghèo và Bảo vệ Quyền Trẻ em tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Chương trình trao tặng quà Tết Ất Tỵ năm 2025, với phương châm không để ai thiếu Tết.

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Để người lao động, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đón Tết đủ đầy hơn, nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm lo thiết thực.

Điện về thắp sáng Vàng On

Điện về thắp sáng Vàng On

Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, niềm vui của 105 hộ đồng bào dân tộc Mông và Dao, thôn Vàng On, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được nhân lên gấp bội bởi sau 30 năm bà con nơi đây mới được sử dụng điện lưới quốc gia.

Băng giá xuất hiện ở xã vùng cao Bát Mọt (Thanh Hóa)

Băng giá xuất hiện ở xã vùng cao Bát Mọt (Thanh Hóa)

Ngày 13/1, ông Vi Thành Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Bát Mọt, huyện biên giới Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, trong đêm 12/1 và rạng sáng 13/1 trên địa bàn các thôn Vịn, Đục có nền nhiệt độ xuống khoảng 2 độ C, làm xuất hiện băng trên thảm thực vật.

Xuất hiện băng giá ở miền núi phía Tây Nghệ An

Xuất hiện băng giá ở miền núi phía Tây Nghệ An

Trong đêm 12, rạng sáng 13/1, nền nhiệt ở nhiều khu vực miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An xuống thấp dưới 10 độ C, cá biệt có nơi chạm ngưỡng -2 độ C khiến nhiều bản làng xuất hiện băng giá bao phủ.

Thời tiết ngày 13/1/2025: Thủ đô Hà Nội rét đậm, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày 13/1/2025: Thủ đô Hà Nội rét đậm, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, một số vùng biển đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9. Cụ thể, tại trạm Phú Quý đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 9; trạm Trường Sa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8-9; trạm Huyền Trân có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9; trạm Song Tử Tây có gió giật mạnh cấp 8.

Ngày hội Tết ấm ở Trà Cú - huyện vùng sâu đông đồng bào Khmer

Ngày hội Tết ấm ở Trà Cú - huyện vùng sâu đông đồng bào Khmer

Đây là hoạt động thiết thực, nhân văn thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền với người dân, qua đó lan tỏa tinh thần sẻ chia, tinh thần "lá lành đùm lá rách"; kêu gọi toàn xã hội tích cực hỗ trợ người yếu thế, giúp họ có thêm niềm vui bước vào năm mới.

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Sáng 12/1, không khí Tết đến sớm với bà con khó khăn huyện thấp trũng Quảng Điền trong chương trình Tết nhân ái Xuân Ất Tỵ năm 2025 do Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế phối hợp Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tổ chức.

Hàng trăm người xuyên đêm dập tắt vụ cháy trên đồi tại Lạng Sơn

Hàng trăm người xuyên đêm dập tắt vụ cháy trên đồi tại Lạng Sơn

Ngày 12/1, lãnh đạo UBND huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn thông tin, lực lượng chức năng địa phương cùng nhân dân đã triển khai đồng bộ các biện pháp chữa cháy và dập tắt hoàn toàn vụ cháy xảy ra trên diện tích được quy hoạch để trồng rừng sản xuất, thuộc địa bàn xã Tân Thanh và xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng.

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Ngày 12/1, tại xã biên giới Lao Chải, UBND huyện Vị Xuyên và Quỹ Next-G Vì tương lai, Công ty Ngọc trai và Trang sức An Phú phối hợp khánh thành điểm trường biên giới xã Lao Chải (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) và trao trên 300 suất quà Tết cho học sinh biên giới. Không khí nhộn nhịp và ấm áp bao phủ khắp điểm trường Bản Phố, bất chấp cái lạnh buốt giá ở xã biên giới Lao Chải. Các giáo viên, học sinh cùng người dân nơi đây rất phấn khởi khi công trình điểm trường được đưa vào sử dụng.

Thời tiết ngày 12/1/2025: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Thời tiết ngày 12/1/2025: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong ngày 12/1, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An tiếp tục rét đậm, riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An phổ biến từ 9-12 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; khu vực Hà Tĩnh-Quảng Bình phổ biến 13-16 độ C; khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 15-18 độ C.

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Tối 10/1, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị đang phối hợp các lực lượng chức năng liên quan triển khai giải pháp khắc phục hậu quả vụ tai nạn trên Quốc lộ 15D lên Cửa khẩu quốc tế La Lay nhằm giải phóng hàng trăm phương tiện đang bị mắc kẹt tại đây.