Hình ảnh vệ tinh mới nhất mà Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (CSIS) có được cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các nhà kho chứa máy bay kiên cố trên đá Chữ Thập, đá Xu Bi và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này đang chiếm đóng trái phép.
Dù chưa phát hiện máy bay quân sự nào hiện diện ở các khu vực này, nhưng theo CSIS, kích cỡ mỗi nhà chứa máy bay này sẽ chứa khoảng 24 máy bay chiến đấu, kèm thêm 3 - 4 máy bay cỡ lớn hơn.
Bộ Ngoại giao Mỹ lập tức có phản ứng khẩn cấp về vấn đề này.
Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 9/8, Giám đốc Văn phòng Báo chí Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau khẳng định: “Những hoạt động xây dựng cơ sở lưỡng dụng như vậy đã gây ra căng thẳng trong khu vực. Nó đồng thời làm dấy lên nghi ngờ về thành ý của Trung Quốc trong việc tuân thủ tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra hồi tháng 9/2015 rằng nước này không có ý định quân sự hóa ở Trường Sa”.
Bà Elizabeth Trudeau còn kêu gọi các bên tận dụng cơ hội mà phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông đưa ra hôm 12/7 mang lại nhằm đạt được nhận thức chung về các hành vi và hoạt động thích hợp tại những khu vực tranh chấp.
Trước đó, trong một phát biểu được truyền hình CNN ngày 27/7 trích dẫn, Đô đốc Hải quân Mỹ Richardson cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc sau ngày Tòa Trọng tài ra phán quyết về vấn đề Biển Đông, ông đã chuyển thông điệp “tuyệt đối rõ ràng” mà chính quyền của Tổng thống Barack Obama muốn chuyển tới Bắc Kinh.
Đó là Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra tự do cả trên không và trên biển ở khu vực tranh chấp tại Biển Đông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc và phía Mỹ cho rằng nỗ lực thiết lập Khu vực Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông hay bồi đắp, cải tạo bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham/Panatag) đều được xác định rõ ràng là những mối quan tâm của Mỹ.
Hoạt động xây dựng trái phép nhà chứa máy bay của Trung Quốc (những vị trí có chữ "Hangars" trong hình ảnh) tại đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS/AMTI |
Dù chưa phát hiện máy bay quân sự nào hiện diện ở các khu vực này, nhưng theo CSIS, kích cỡ mỗi nhà chứa máy bay này sẽ chứa khoảng 24 máy bay chiến đấu, kèm thêm 3 - 4 máy bay cỡ lớn hơn.
Bộ Ngoại giao Mỹ lập tức có phản ứng khẩn cấp về vấn đề này.
Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 9/8, Giám đốc Văn phòng Báo chí Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau khẳng định: “Những hoạt động xây dựng cơ sở lưỡng dụng như vậy đã gây ra căng thẳng trong khu vực. Nó đồng thời làm dấy lên nghi ngờ về thành ý của Trung Quốc trong việc tuân thủ tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra hồi tháng 9/2015 rằng nước này không có ý định quân sự hóa ở Trường Sa”.
Bà Elizabeth Trudeau còn kêu gọi các bên tận dụng cơ hội mà phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông đưa ra hôm 12/7 mang lại nhằm đạt được nhận thức chung về các hành vi và hoạt động thích hợp tại những khu vực tranh chấp.
Trước đó, trong một phát biểu được truyền hình CNN ngày 27/7 trích dẫn, Đô đốc Hải quân Mỹ Richardson cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc sau ngày Tòa Trọng tài ra phán quyết về vấn đề Biển Đông, ông đã chuyển thông điệp “tuyệt đối rõ ràng” mà chính quyền của Tổng thống Barack Obama muốn chuyển tới Bắc Kinh.
Đó là Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra tự do cả trên không và trên biển ở khu vực tranh chấp tại Biển Đông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc và phía Mỹ cho rằng nỗ lực thiết lập Khu vực Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông hay bồi đắp, cải tạo bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham/Panatag) đều được xác định rõ ràng là những mối quan tâm của Mỹ.