Mỹ: Chương trình Obamacare giúp cải thiện việc điều trị bệnh ung thư

Mỹ: Chương trình Obamacare giúp cải thiện việc điều trị bệnh ung thư
Kiểm tra sức khỏe cho một bệnh nhân ung thư tại trung tâm y tế ở Blacksville, Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Kiểm tra sức khỏe cho một bệnh nhân ung thư tại trung tâm y tế ở Blacksville, Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu đầu tiên về tầm soát ung thư buồng trứng do bác sĩ Anna Jo Smith (An-na Giâu Xmít) tại Khoa sản Johns Hopkins ở thành phố Baltimore (Ban-ti-mo), bang Maryland (Me-ri-len), đứng đầu. Theo bác sĩ Anna Jo Smith, việc có bảo hiểm y tế đóng vai trò lớn giúp không chỉ nữ giới mà bất kỳ người nào có quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, qua đó có thể phát hiện sớm dấu hiệu ung thư và có biện pháp điều trị cần thiết. Nghiên cứu này dựa trên thông tin từ Cơ sở dữ liệu ung thư quốc gia trong giai đoạn từ năm 2004-2009 (trước khi Obamcare được thông qua) và giai đoạn 2011 -2014 (sau khi Obamacare được ban hành). Nghiên cứu này xem xét thời gian chẩn đoán mắc bệnh và thời gian điều trị bệnh ở nhóm người từ 21-64 tuổi, và so sánh với nhóm người ở độ tuổi 65 tuổi trở lên. Tỷ lệ sống sót trong vòng 5 năm đối với phụ nữ bị chẩn đoán ung thư buồng trứng giai đoạn đầu là 75%, song mức này giảm xuống còn 30% đối với những người phát hiện bị mắc bệnh ở giai đoạn sau. Các nhà khoa học chỉ rõ tuy không có sự cải thiện lớn, song mỗi năm hơn 400 trong tổng số 22.000 phụ nữ có cơ hội điều trị kịp thời và sống sót khi phát hiện mắc bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu.

Nghiên cứu này dựa trên thông tin từ Cơ sở dữ liệu ung thư quốc gia trong giai đoạn từ năm 2004-2009 (trước khi Obamcare được thông qua) và giai đoạn 2011 -2014 (sau khi Obamacare được ban hành). Nghiên cứu xem xét thời gian chẩn đoán mắc bệnh và thời gian điều trị bệnh ở nhóm người từ 21-64 tuổi, và so sánh với nhóm người ở độ tuổi 65 tuổi trở lên. 

Lấy máu xét nghiệm cho một bệnh nhân ở trung tâm y tế ở Burton, Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Lấy máu xét nghiệm cho một bệnh nhân ở trung tâm y tế ở Burton, Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Nghiên cứu thứ hai, do công ty cung cấp dịch vụ và công nghệ chăm sóc sức khỏe Flatiron Health tài trợ, chỉ rõ khoảng cách giữa người Mỹ da trắng và da màu tròng cùng thời gian điều trị đã "biến mất" nhờ việc triển khai đạo luật y tế này. Hai điều khoản quan trọng trong Obamacare nêu rõ cho phép mở rộng Chương trình chăm sóc sức khỏe của chính phủ dành cho người nghèo và người khuyết tật (Medicaid) từ năm 2014 và hỗ trợ những người không có khả năng mua bảo hiểm tư nhân trong khi không đủ tiêu chuẩn tham gia Medicaid.

Nghiên cứu này dựa trên hồ sơ sức khỏe của 2,2 triệu người bị chẩn đoán mắc các bệnh ung thư di căn, như ung thư phổi tế bào không nhỏ, ung thư vú, ung thư dạ dày và thực quản, ung thư trực tràng, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư hắc tố. Các nhà nghiên cứu tập trung so sánh dữ liệu tại những bang áp dụng Medicaid và những bang không thực hiện chương trình này, và thời điểm trước và sau khi thực hiện chương trình Medicaid. Theo nghiên cứu, trước khi triển khai Medicaid, tỷ lệ bệnh nhân người Mỹ gốc Phi có cơ hội được điều trị ung thư kịp thời thấp hơn 4,8% so với bệnh nhân Mỹ da trắng. Sau khi Obamacare được thông qua, tỷ lệ này thu hẹp còn 4%.

Kết quả các nghiên cứu trên được công bố ngày 2/6 tại hội nghị thường niên của Hiệp hội điều trị ung thư Mỹ diễn ra tại Chicago (Si-ca-gâu), trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đang nỗ lực "khai tử" chương trình này, vốn do người tiền nhiệm, cựu Tổng thống Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma), ký ban hành hồi năm 2010. Tính đến năm 2016 -2017, đã có 12,7 triệu người tham gia chương trình này.
Thanh Hương

Có thể bạn quan tâm