Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra thông báo cấp phép sử dụng Dengvaxia từ hôm 1/5 nhưng việc sử dụng loại vaccine này phải đảm bảo những điều kiện nghiêm ngặt như chỉ sử dụng với trẻ có độ tuổi từ 9 đến 16 tuổi từng nhiễm virus sốt xuất huyết và những người sinh sống trong vùng dịch bệnh đặc trưng. Một quan chức của FDA khẳng định việc cấp phép sử dụng loại vacccine này là một bước đi quan trọng nhằm hỗ trợ giảm tác hại của virus gây bệnh bởi hiện chưa có phương pháp điều trị sốt xuất huyết. Đây là loại virus đặc trưng tại một số vùng lãnh thổ của Mỹ như Samoa, đảo Guam, Puerto Rico và quần đảo Virgin.
Sốt xuất huyết là loại virus do muỗi lan truyền phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh ảnh hưởng tới khoảng 390 triệu người tại hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới mỗi năm, trong đó 25.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, vaccine Dengvaxia do hãng dược phẩm Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất là một phương pháp điều trị gây tranh cãi. Năm 2016, Phillipines là quốc gia đầu tiên cấp phép sử dụng loại vaccine này nhưng hồi tháng 2 vừa qua cũng phải ban hành lệnh cấm sử dụng vì lo ngại các nguy cơ an toàn sức khỏe. Hiện Manila cũng đang cáo buộc hình sự với các quan chức Sanofi sau cái chết của những trẻ em được tiêm phòng Dengvaxia. Sanofi luôn phủ nhận các cáo buộc nhưng năm 2017 đã thừa nhận vaccine này không thích hợp với những người chưa từng nhiễm virus.
Việc Dengvaxia từng được cấp phép sử dụng tại 19 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) đã bật đèn xanh cho vaccine này được sử dụng với những điều kiện tương tự tại Mỹ. Tuy nhiên, độ tuổi được áp dụng loại vaccine này tại các quốc gia khác là từ 9 tới 45 tuổi.
Sốt xuất huyết là loại virus do muỗi lan truyền phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh ảnh hưởng tới khoảng 390 triệu người tại hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới mỗi năm, trong đó 25.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, vaccine Dengvaxia do hãng dược phẩm Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất là một phương pháp điều trị gây tranh cãi. Năm 2016, Phillipines là quốc gia đầu tiên cấp phép sử dụng loại vaccine này nhưng hồi tháng 2 vừa qua cũng phải ban hành lệnh cấm sử dụng vì lo ngại các nguy cơ an toàn sức khỏe. Hiện Manila cũng đang cáo buộc hình sự với các quan chức Sanofi sau cái chết của những trẻ em được tiêm phòng Dengvaxia. Sanofi luôn phủ nhận các cáo buộc nhưng năm 2017 đã thừa nhận vaccine này không thích hợp với những người chưa từng nhiễm virus.
Việc Dengvaxia từng được cấp phép sử dụng tại 19 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) đã bật đèn xanh cho vaccine này được sử dụng với những điều kiện tương tự tại Mỹ. Tuy nhiên, độ tuổi được áp dụng loại vaccine này tại các quốc gia khác là từ 9 tới 45 tuổi.
Lê Ánh