Muối chất thành nhiều đống ngoài đồng, trong các nhà kho khiến diêm dân lo lắng. Bởi, nếu không bán được muối tồn thì vụ muối mới sản xuất không biết chứa ở đâu, trong khi đó, chỉ còn khoảng hơn 2 tháng nữa, vụ muối mới lại bắt đầu.
Ông Nguyễn Văn Gia, ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền có 10 ha muối; trong đó, có 5 ha sản xuất muối trải bạt, 5 ha sản xuất muối truyền thống. Niên vụ 2015-2016 sản lượng muối thu về của gia đình ông là 1.550 tấn muối. Thế nhưng đến nay, ông mới bán được 300 tấn muối trải bạt, còn muối truyền thống chưa bán được kg nào. Ông Gia cho biết, tính đến nay muối trong kho và ngoài đồng của gia đình ông còn tồn lại từ 3 năm trước tới nay với tổng số 3.000 tấn
“Nếu số muối tồn này mà không bán được để giải phóng chỗ chứa, chắc đến vụ muối mới sắp tới này, tôi phải bỏ ruộng không làm được nữa” - ông Gia buồn rầu cho biết thêm.
Ông Gia cũng chia sẻ, mặc dù doanh nghiệp hiện đang thu mua muối với giá 400 đồng/kg muối truyền thống ngay tại ruộng (chi phí để sản xuất 1 kg muối cũng là 400 đồng/kg) nhưng ông cũng chấp nhận bán hòa vốn, chứ cứ để tình trạng tồn đọng kéo dài thì đến vụ sau diêm dân rất khó khăn.
Phường 12, thành phố Vũng Tàu cũng đang trong tình cảnh tương tự. Gia đình chị Nguyễn Thị Ngân Tâm, ngụ tại khu phố 4, phường 12 vẫn còn tồn 160 tấn từ năm 2014 đến nay. Gia đình chị Tâm có 1,5 ha ruộng sản xuất muối truyền thống, niên vụ muối vừa qua chị thu về 120 tấn muối. Thế nhưng, từ đầu vụ đến nay chị mới bán được khoảng 40 tấn muối.
Theo chị Tâm, giá muối đã xuống thấp kỷ lục nhưng không có thương lái hỏi mua. “Nếu tình trạng này kéo dài, chúng tôi không biết phải làm gì để sinh nhai? Trong khi đó, nếu ruộng muối bỏ một năm không làm thì sẽ hỏng hết ruộng, sau này nếu có muốn làm lại cũng sẽ tốn rất nhiều chi phí để cải tạo lại ruộng mới có thể làm muối được” - chị Tâm cho biết.
Theo bà con diêm dân, tình trạng muối tồn đọng nhiều là do thời tiết thuận lợi, năng suất, sản lượng muối của niên vụ 2016 tăng cao. Mặt khác, do giá muối quá thấp, chỉ dao động ở mức khoảng 300 - 350 đồng/kg nếu bán ra, diêm dân không có lãi, thậm chí còn thua lỗ nên ít ai muốn bán.
Trước những khó khăn này của diêm dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đề nghị UBND tỉnh phê duyệt giải pháp tiêu thụ muối tồn năm 2016 cho diêm dân trên địa bàn tỉnh với mục đích giải quyết lượng muối tồn đến năm 2016, kích thích tiêu thụ, góp phần lưu thông muối trở lại bình thường. Cùng với đó, đảm bảo thu nhập cho diêm dân, giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất và tái đầu tư cho niên vụ tiếp theo. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ sở thu mua muối của diêm dân trong tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ.
Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho doanh nghiệp thu mua muối của diêm dân trong thời hạn 1 năm; hỗ trợ diêm dân chi phí vận chuyển muối từ ruộng đến kho nhận hàng, với mức 120 đồng/kg, đảm bảo cho diêm dân có lãi./.
Ông Nguyễn Văn Gia, ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền có 10 ha muối; trong đó, có 5 ha sản xuất muối trải bạt, 5 ha sản xuất muối truyền thống. Niên vụ 2015-2016 sản lượng muối thu về của gia đình ông là 1.550 tấn muối. Thế nhưng đến nay, ông mới bán được 300 tấn muối trải bạt, còn muối truyền thống chưa bán được kg nào. Ông Gia cho biết, tính đến nay muối trong kho và ngoài đồng của gia đình ông còn tồn lại từ 3 năm trước tới nay với tổng số 3.000 tấn
Ảnh minh họa |
“Nếu số muối tồn này mà không bán được để giải phóng chỗ chứa, chắc đến vụ muối mới sắp tới này, tôi phải bỏ ruộng không làm được nữa” - ông Gia buồn rầu cho biết thêm.
Ông Gia cũng chia sẻ, mặc dù doanh nghiệp hiện đang thu mua muối với giá 400 đồng/kg muối truyền thống ngay tại ruộng (chi phí để sản xuất 1 kg muối cũng là 400 đồng/kg) nhưng ông cũng chấp nhận bán hòa vốn, chứ cứ để tình trạng tồn đọng kéo dài thì đến vụ sau diêm dân rất khó khăn.
Phường 12, thành phố Vũng Tàu cũng đang trong tình cảnh tương tự. Gia đình chị Nguyễn Thị Ngân Tâm, ngụ tại khu phố 4, phường 12 vẫn còn tồn 160 tấn từ năm 2014 đến nay. Gia đình chị Tâm có 1,5 ha ruộng sản xuất muối truyền thống, niên vụ muối vừa qua chị thu về 120 tấn muối. Thế nhưng, từ đầu vụ đến nay chị mới bán được khoảng 40 tấn muối.
Theo chị Tâm, giá muối đã xuống thấp kỷ lục nhưng không có thương lái hỏi mua. “Nếu tình trạng này kéo dài, chúng tôi không biết phải làm gì để sinh nhai? Trong khi đó, nếu ruộng muối bỏ một năm không làm thì sẽ hỏng hết ruộng, sau này nếu có muốn làm lại cũng sẽ tốn rất nhiều chi phí để cải tạo lại ruộng mới có thể làm muối được” - chị Tâm cho biết.
Theo bà con diêm dân, tình trạng muối tồn đọng nhiều là do thời tiết thuận lợi, năng suất, sản lượng muối của niên vụ 2016 tăng cao. Mặt khác, do giá muối quá thấp, chỉ dao động ở mức khoảng 300 - 350 đồng/kg nếu bán ra, diêm dân không có lãi, thậm chí còn thua lỗ nên ít ai muốn bán.
Trước những khó khăn này của diêm dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đề nghị UBND tỉnh phê duyệt giải pháp tiêu thụ muối tồn năm 2016 cho diêm dân trên địa bàn tỉnh với mục đích giải quyết lượng muối tồn đến năm 2016, kích thích tiêu thụ, góp phần lưu thông muối trở lại bình thường. Cùng với đó, đảm bảo thu nhập cho diêm dân, giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất và tái đầu tư cho niên vụ tiếp theo. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ sở thu mua muối của diêm dân trong tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ.
Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho doanh nghiệp thu mua muối của diêm dân trong thời hạn 1 năm; hỗ trợ diêm dân chi phí vận chuyển muối từ ruộng đến kho nhận hàng, với mức 120 đồng/kg, đảm bảo cho diêm dân có lãi./.