Múa trống Chhay-dăm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Để thực hiện các kỹ thuật khó trong bài múa Chhay - dăm, người múa phải luyện tập rất nhiều để có sức khỏe dẻo dai, thanh thoát trong từng động tác tay kết hợp với chân nhịp nhàng. Ảnh: An Hiếu
Để thực hiện các kỹ thuật khó trong bài múa Chhay - dăm, người múa phải luyện tập rất nhiều để có sức khỏe dẻo dai, thanh thoát trong từng động tác tay kết hợp với chân nhịp nhàng. Ảnh: An Hiếu

Múa trống Chhay-dăm là một điệu múa dân gian độc đáo, là loại hình sân khâu đặc biệt, gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc Khmer. Đây là điệu múa không thể thiếu trong các ngày lễ tết như Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôn Ta, Oóc-om-bóc và có thể biểu diễn mọi nơi từ sân khấu, sân chùa hay sân nhà với những động tác thoải mái, lạc quan.

Trống Chhay-dăm là loại trống bịt da một mặt, tang trống được làm bằng thân cau già đụt rỗng ruột, mỗi tiết mục múa Chhay-dăm thường có từ 4 - 6 trống Chhay-dăm, hai cái Cuôl (chiêng) cùng với Chul (chũm chọe) và Krap (gõ sênh).

Múa trống Chhay-dăm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 1

Các thanh thiếu niên người Khmer ở xã Trường Tây, huyện Hoà Thành (Tây Ninh) vẫn ngày ngày miệt mài tập luyện múa trống Chhay-dăm. Ảnh: An Hiếu

Múa trống Chhay-dăm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 2

Múa trống Chhay-dăm ở xã Trường Tây, huyện Hoà Thành (Tây Ninh) thu hút nhiều thiếu nhi người Khmer tham gia tập luyện. Ảnh An Hiếu

Để có thể thực hiện các động tác trong bài múa Chhay-dăm, người múa phải có sức khỏe, sự dẻo dai, biết khéo léo kết hợp hài hòa giữa tiết tấu của trống với điệu bộ hình thể. Khi múa, người múa đeo trống trước bụng, thường có những động tác đánh trống, múa trống bằng tay, bằng chân rất điêu luyện.

Múa trống Chhay-dăm có động tác đánh trống, múa trống và múa tay, lúc múa đơn, lúc múa đôi, múa ba, múa tư và cả múa tập thể. Động tác đánh trống gồm những động tác đơn giản như vỗ lên mặt trống hay phức tạp hơn như đánh bằng cùi chỏ, bằng gót chân hoặc bất ngờ đánh vào trống của nhau, rồi vừa múa vừa làm xiếc với trống.

Múa trống Chhay-dăm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 3

Các động tác cơ bản trong múa trống Chhay-dăm : vỗ lên mặt trống bằng tay, đánh bằng cùi chỏ, đầu gối, gót chân.... Ảnh: An Hiếu

Múa trống Chhay-dăm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 4Trong điệu múa trống Chhay-dăm, để thực hiện được một động tác nhịp nhàng kết hợp giữa chân và tay, người múa phải có niềm đam mê mãnh liệt và dành rất nhiều thời gian để tập luyện. Ảnh: An Hiếu 
Múa trống Chhay-dăm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 5Để thực hiện các kỹ thuật khó trong bài múa trống Chhay - dăm, người múa phải khổ luyện gian nan để có sức khỏe dẻo dai, thanh thoát trong từng động tác tay kết hợp với chân nhịp nhàng. Ảnh: An Hiếu 

Cái khó nhất của người biểu diễn múa trống chính là gõ và múa kết hợp phải nhịp nhàng, chính xác từ chi tiết nhỏ nhất. Khi đánh trống bằng tay, cùi chỏ, gót chân phải kết hợp với nhào lộn nhưng vẫn phải đảm bảo âm thanh vang, không mất tiếng, đồng thời lúc nhào lộn phải ôm chặt trống vào người tránh để chạm sàn diễn, gây âm thanh lốp cốp, ảnh hưởng đến cảm xúc của người xem.

Múa trống Chhay-dăm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 6Để gìn giữ truyền thống của gia đình, ngày ngày chị Cao Thị Thu Loan ở ấp Trường An, xã Trường Tây (Hòa Thành, Tây Ninh) vẫn say sưa "truyền lửa" kỹ thuật đánh trống Chhay-dăm cơ bản cho các thế hệ trẻ người Khmer. Ảnh: An Hiếu
Múa trống Chhay-dăm - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 7Các thành viên của một đội múa trống Chhay-dăm ở xã Trường Tây, huyện Hoà Thành (Tây Ninh). Ảnh: An Hiếu

Với những nét nghệ thuật độc đáo của mình, điệu múa Chhay-dăm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian. Trong nhiều năm qua, múa trống Chhay-dăm đã được bà con dân tộc Khmer giữ gìn, lưu truyền và giới thiệu rộng rãi ra với cộng đồng mỗi khi có dịp.

Thu Hương

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm