Múa lân ngày Tết ở Nam Bộ

Biểu diễn “Lân lên mai hoa thung” - một tiết mục độc đáo của nghệ thuật múa Lân truyền thống, thường được biểu diễn trong dịp Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu…Ảnh: Kiều Anh Dũng
Biểu diễn “Lân lên mai hoa thung” - một tiết mục độc đáo của nghệ thuật múa Lân truyền thống, thường được biểu diễn trong dịp Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu…Ảnh: Kiều Anh Dũng

Múa Lân ngày Tết là phong tục độc đáo được người dân Nam Bộ trao truyền, giữ gìn qua nhiều thế hệ, nhất là ở các địa phương có đông người Hoa sinh sống như Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu…

Múa lân ngày Tết ở Nam Bộ ảnh 1Biểu diễn “Lân lên mai hoa thung” - một tiết mục độc đáo của nghệ thuật múa Lân truyền thống, thường được biểu diễn trong dịp Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu…Ảnh: Kiều Anh Dũng

Tương truyền, tục múa Lân xuất phát từ truyện dân gian “Sự tích con Lân và Ông Địa”. Chuyện kể rằng, xưa có con quái thú từ dưới biển lên quấy nhiễu dân lành, tục gọi là Lân. Ông Địa đã chế ngự, cảm hóa quái thú biết ăn chay, tu tâm, tích đức. Từ đó, mỗi năm, Ông Địa lại dẫn Lân xuống núi chúc Tết và tục múa Lân ngày Tết ra đời. Còn theo Nghệ nhân nhân dân Lưu Kiếm Xương, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lân Sư Rồng (TP. HCM), tục múa Lân được tổ chức vào dịp Tết nhằm gửi gắm ước nguyện của gia chủ và cộng đồng về một xuân mới bình an, may mắn, phát tài, phát lộc, nguyện cầu năm mới mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Múa lân ngày Tết ở Nam Bộ ảnh 2Tập tục cho Lân ăn cầu may mắn, sức khỏe tới trẻ em nhân dịp đầu năm mới. Ảnh: Kiều Anh Dũng
Múa lân ngày Tết ở Nam Bộ ảnh 3Biểu diễn múa Lân trong lễ hội Kỳ Yên tại đình Phong Phú ở quận 8 (Thành phố Hồ Chí Minh), cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ảnh: Kiều Anh Dũng

Xuân đang về trong tiếng trống Lân nhộn nhịp. Hình ảnh con Lân nhảy múa rộn ràng với Ông Địa mang đến người xem sự kỳ vọng, niềm hứng khởi cho một năm mới đoàn viên, an lành và hạnh phúc.

Trần Kiều – Kiều Anh Dũng

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm