Người dân tiếp nhận nước sinh hoạt miễn phí từ lực lượng chức năng. Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Ninh Thuận quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt mùa khô hạn

Trước tình hình khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, khô hạn diễn ra gay gắt, nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận đang phải đối mặt với không ít khó khăn do thiếu nguồn nước phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi, nhất là nước sinh hoạt. Để đáp ứng nước sinh hoạt cho người dân, tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý tích nước, đưa nước thô từ các hồ chứa về nhà máy xử lý, bơm bổ sung cấp nước cho các nhà máy nước, sử dụng giếng bơm tay hoặc chở nước đến cấp cho người dân sinh hoạt, đảm bảo không để xảy ra tình trạng người dân phải thiếu nước sinh hoạt.

Ninh Thuận bảo vệ đàn gia súc trong mùa khô hạn

Ninh Thuận bảo vệ đàn gia súc trong mùa khô hạn

Theo dự báo, năm nay thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng và khả năng phát triển của đàn vật nuôi. Trước tình hình này, tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ứng phó hiệu quả với hạn hán, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, hạn chế thiệt hại thấp nhất cho đàn gia súc trong mùa khô hạn, góp phần phát triển sản xuất chăn nuôi bền vững.

Tình trạng sạt lở tại tỉnh Cà Mau được dự báo sẽ diễn ra vô cùng phức tạp, nhất là vào những tháng cao điểm của mùa mưa. Ảnh: Huỳnh Anh - TTXVN

Cà Mau xuất hiện hơn 590 vị trí sạt lở, sụt lún đất trong mùa khô hạn

Ngày 8/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, qua rà soát mới đây cho thấy trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện hơn 590 vị trí sạt lở, sụt lún đất với tổng chiều dài hơn 15,6 km. Trong đó, sụt lún đường bê tông có chiều dài hơn 11,6 km và đường đất đen có chiều dài gần 4 km. Ước tính thiệt hại do sạt lở, sụt lún trị giá gần 21,6 tỷ đồng. Huyện Trần Văn Thời là địa phương bị thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra.

Lâm Đồng có nhiều giải pháp cấp nước an toàn, ứng phó với mùa khô hạn

Lâm Đồng có nhiều giải pháp cấp nước an toàn, ứng phó với mùa khô hạn

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có ý kiến chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh tăng cường thực hiện các giải pháp cấp nước an toàn, ứng phó với nguy cơ hạn, thiếu nước. Lâm Đồng là tỉnh có mùa khô kéo dài tới 6 tháng, nên thường xuyên xảy ra tình trạng khô hạn, cần có những giải pháp phù hợp để thích ứng với điều kiện tự nhiên.

Bảo đảm nước sinh hoạt cho nhân dân vùng ven biển Tiền Giang trong mùa khô hạn

Bảo đảm nước sinh hoạt cho nhân dân vùng ven biển Tiền Giang trong mùa khô hạn

Hai huyện ven biển Gò Công Đông và Tân Phú Đông của tỉnh Tiền Giang có trên 2.800 hộ dân với hàng chục ngàn nhân khẩu sống phân tán ở ngoài đê, ven cửa sông, ven biển... Các hộ chưa được sử dụng nước sạch, đứng trước nguy cơ thiếu nước trong mùa khô hạn và xâm nhập mặn 2023. Tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, không để người dân thiếu nước ngọt dùng trong các tháng cao điểm mùa khô.
An Giang có gần 7.300 ha rừng dễ xảy ra cháy trong mùa khô hạn

An Giang có gần 7.300 ha rừng dễ xảy ra cháy trong mùa khô hạn

An Giang đang bước vào mua khô hạn, tổng diện tích vùng trọng điểm rừng của tỉnh có nguy cơ dễ xảy ra cháy trong mùa khô hạn được xác định là 7.256,2 ha chiếm 43,02% tổng diện tích rừng của tỉnh; trong đó, huyện Tịnh Biên là địa phương với diện tích rừng có nguy cơ xảy ra cháy cao nhất với hơn 2.900 ha, tiếp đến là huyện Tri Tôn với hơn 1.800 ha.
Gia Lai: Chung tay phòng chống cháy rừng mùa khô hạn

Gia Lai: Chung tay phòng chống cháy rừng mùa khô hạn

Tây Nguyên đang bước vào cao điểm mùa khô hạn. Nắng nóng kéo dài đã khiến hàng chục nghìn ha rừng tại tỉnh Gia Lai đứng trước nguy cơ cháy cao. Để chủ động trong công tác phòng chống cháy rừng, chính quyền tỉnh Gia Lai đã xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, phối hợp với người dân sống gần rừng để phát hiện, xử lý kịp thời những vụ cháy rừng khi mới bùng phát.
Gia Lai chủ động xây dựng các phương án ứng phó với mùa khô hạn

Gia Lai chủ động xây dựng các phương án ứng phó với mùa khô hạn

Ông Trương Phước Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, thời điểm sau Tết Nguyên đán, Tây Nguyên bước vào mùa khô hạn năm 2019. Để ứng phó với tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng, tỉnh Gia Lai đã chủ động xây dựng các phương án chống hạn cụ thể cho từng công trình, từng khu tưới; trong đó, có biện pháp cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt.
Chăm sóc vật nuôi mùa khô hạn

Chăm sóc vật nuôi mùa khô hạn

Tận dụng mọi nguồn nước sạch làm nước uống cho đàn gia súc, gia cầm là một trong những cách chăm sóc vật nuôi mùa khô hạn.