Từ đầu năm 2024 đến nay người nuôi tôm tại tỉnh Phú Yên gặp nhiều khó khăn do giá cả bấp bênh. Với những diễn biến phức tạp của thời tiết, người nuôi tôm cũng rất lo lắng trước những rủi ro trong mùa mưa bão. Do vậy, người dân đang triển khai các giải pháp chủ động phòng tránh, tranh thủ thu hoạch và xuất bán tôm.
Chiều 10/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chủ trì hội nghị trực tuyến với 2 tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội, phong trào xóa nhà tạm, dột nát, thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và tình hình khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất trên địa bàn.
Ngày 17/9, thời tiết nắng ráo đang ủng hộ các lực lượng chức năng trong công tác hỗ trợ người dân tại khu vực chợ Phúc Khánh, thôn Đồng Mòng, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, Lào Cai) rửa, dọn nhà cửa, đường phố, dần đưa cuộc sống trở lại sau những ngày mưa bão.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đến 16 giờ ngày 25/7, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có 39.772,7 ha cây trồng bị ngập úng, tăng 16.614,2 ha so với ngày 24/7.
Sáng 23/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Minh Hoan đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả của cơn bão số 2 tại thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh); đồng thời lưu ý tỉnh về công tác phòng, chống hoàn lưu bão.
Ngày 22/10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 390 /VPTT gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Quảng Ngãi.
Trước diễn biến khó lường của cơn bão số 1 (tên quốc tế Talim), ngày 17/7, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, trong thời gian ảnh hưởng bởi mưa bão, người tham gia giao thông cần chú ý tuân thủ chỉ dẫn của lực lượng làm nhiệm vụ trên đường. Cùng với đó, khi di chuyển, người dân cần chấp hành các quy định về an toàn giao thông, quan sát biển báo, dừng xe đúng nơi quy định, hạn chế đỗ dừng tránh trú mưa bão ở nơi khó quan sát, gầm cầu vượt nhằm tránh tai nạn giao thông có thể xảy ra.
Nông dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ Hè Thu 2023. Để giúp nông dân đạt hiệu quả, ngành chuyên môn tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế rủi ro do ảnh hưởng hạn mặn, dịch hại và mưa bão làm đổ ngã ảnh hưởng đến năng suất ở cuối vụ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Nesat sẽ đi vào Biển Đông, trở thành bão số 6. Dự báo đến 13 giờ ngày 17/10, vị trí vùng bão Nesat khoảng 19,7 Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 650 km về phía Đông Bắc, cường độ mạnh cấp 12, giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây 15 -20 km/giờ, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh thêm.
Ngày 16/10, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức họp khẩn các sở ngành, chính quyền các địa phương trong bối cảnh tình hình ngập lụt trên địa bàn sẽ còn kéo dài trong nhiều ngày tới, do việc điều tiết nước từ các hồ chứa và thủy triều duy trì ở mức cao, làm hạn chế khả năng thoát lũ.
Đợt mưa lớn từ 10-15/10 đã gây thiệt hại nặng nề tại tỉnh Quảng Ngãi khiến 1 người tử vong, một người mất tích. Các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa, lũ, trong đó tập trung khôi phục nhanh hệ thống giao thông, thủy lợi bị hư hỏng giúp người dân lưu thông thuận lợi, sớm tái thiết sản xuất.
Sau hơn 1 tuần bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 gây mưa lớn, ngập lụt và chia cắt tại một số địa phương trong tỉnh Nghệ An khiến học sinh phải nghỉ học, ngày 10/10, học sinh nhiều trường học trên địa bàn đã đi học trở lại.
Sau mỗi đợt mưa bão, nguồn nước tại các địa phương có bão đổ bộ thường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sau đây là những cách xử lý nguồn nước mà người dân có thể tự thực hiện để có nước sạch.
Ngày 11/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cùng Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về tình hình triển khai các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai và thi hành pháp luật khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh.
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, trong những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài trên địa bàn, kết hợp với mưa lớn ở phía thượng nguồn nước bạn Trung Quốc, lũ trên thượng nguồn sông Hồng đã xảy ra. Đặc biệt, đoạn chảy qua thành phố Lào Cai lũ đang lên nhanh, ở mức cảnh báo rủi ro cấp 1.
Ngày 26/5, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong tháng 6-7/2022, mưa lớn ở các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vẫn tiếp diễn. Do vậy chính quyền các cấp và người dân cần phải tiếp tục đề phòng nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét và và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp; cần lưu ý thời kỳ cao điểm mưa bão đang đến nên phải có những biện pháp chủ động ứng phó ngay từ bây giờ.
Ngày 24/5, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia Trần Quang Năng cho biết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, trong năm 2022, do ảnh hưởng của Lanina (Hài Đồng nữ - là sự xuất hiện lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương) nên nhiều nguy cơ thiên tai sẽ diễn ra phức tạp, khốc liệt và khó dự đoán hơn năm 2021, đặc biệt là mùa mưa bão sắp tới. Mưa lớn có thể tập trung nhiều ở những tháng cuối năm; nhiều cơn bão có khả năng có quỹ đạo và cường độ bất thường. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ bám sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai để đưa ra những bản tin dự báo cảnh báo kịp thời trong thời gian tới.
Mặc dù chưa bước vào mùa mưa bão nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã xuất hiện những đợt mưa dông trái mùa, gây sạt lở một số tuyến đường như: ĐT 432B, 439 (huyện Mai Châu); ĐT 433 (huyện Đà Bắc); ĐT 438 (huyện Lạc Thuỷ) …, ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân.
Theo thông tin nhanh từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8 và gió mùa đông bắc tăng cường đã gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tại một số điểm có mưa vừa, mưa to đến rất to như: Hồ Cạn Thượng (huyện Cao Phong) là 92,2mm; xã Đồng Bảng (huyện Mai Châu) 72,8mm; xã Tân Pheo (huyện Đà Bắc) 86,8mm; xã Độc Lập (thành phố Hòa Bình) 60mm.
Ngày 8/9, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai họp trực tuyến với 15 tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Bình Định nhằm chủ động ứng phó với mưa lớn và bão Conson có thể đi vào Biển Đông trong đêm 8/9 và trở thành cơn bão số 5 năm 2021.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, ngày 11/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định cho học sinh nghỉ học từ chiều 11/11 đến ngày 12/11/2020 để đảm bảo an toàn.
Để góp phần giúp người dân tỉnh Quảng Nam, địa phương bị thiệt hại nặng nề trong đợt mưa bão kéo dài nhiều ngày qua khôi phục sản xuất và ổn định lại cuộc sống, chiều 6/11, Tập đoàn Vingroup đã đến thăm hỏi, động viên và trao tặng hỗ trợ bà con Quảng Nam bị thiệt hại 20 tỷ đồng để xây dựng các khu tái định cư.
Chia sẻ với những mất mát, thiệt hại về người và tài sản của người dân tỉnh Quảng Nam trong đợt mưa, bão kéo dài nhiều ngày qua, sáng 5/11, Hội Cựu chiến binh và Hội Doanh nhân tỉnh Đồng Nai đã đến thăm, trao 250 suất quà tặng người dân ở các địa phương bị thiệt hại nặng của tỉnh Quảng Nam, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng.
"Thực hiện nghiêm Công điện 1372/CĐ-TTg ngày 8/10 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung đối phó với mưa lũ tại các tỉnh miền Trung trong đó tập trung ứng phó và khắc phục ngay những hậu quả do mưa bão gây ra và kiên quyết không để người dân ở tình trạng "màn trời, chiếu đất" trong bão lũ. Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường tại cuộc họp ứng phó với bão số 6 (LINFA) diễn ra sáng 11/10 tại Hà Nội.
Theo báo cáo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, tính đến tối 1/9, toàn tỉnh có 3 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn, 221 nhà bị tốc mái, hư hỏng và 335 ngôi nhà bị ngập nước, 392 công trình phụ bị thiệt hại, 8 điểm trường bị hư hỏng. Mưa bão cũng làm ngập, đổ gãy 8.360 ha lúa, hơn 370 rau màu, trên 2.200 cây hàng năm bị ngập nước; 70 cột điện hạ thế bị nghiêng, đổ...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hồi 7 giờ, ngày 31/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,7 độ Vĩ Bắc; 123 độ Kinh Đông, cách phía Bắc đảo Luzon (Philippines) khoảng 120km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Thanh Hóa có mưa to từ ngày 29/8, mưa bão đã làm các huyện miền núi Thường Xuân, Ngọc Lặc, Thạch Thành bị ngập lụt, nước dâng cao làm ngập các tuyến đường, nhà dân, thiệt hại hàng trăm ha hoa màu. Hiện chính quyền các địa phương đã cử lực lượng xuống các xã để cùng nhân dân khắc phục sự cố do mưa lũ gây ra.
Trong hai ngày 6 và 7/8, mưa lớn gây sạt lở đất nghiêm trọng đã vùi lấp một gia đình gồm 3 người tại thôn 14, xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông).
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tối và đêm 2/8, bão số 3 đã đi vào khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Ninh và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tại trạm Móng Cái (Quảng Ninh), gió mạnh cấp 7, giật mạnh cấp 9, ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng có gió giật cấp 6-8. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, một số nơi mưa rất to như: Móng Cái 209mm, Quảng Hà (Quảng Ninh) 143mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 165mm…
Ông Cao Bình Định, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Yên Bái cho biết, đến nay công ty đã triển khai nhiều biện pháp chủ động ứng phó với mọi tình huống nhằm giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện phục vụ nhu cầu của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.