Nam, nữ dân tộc Tày hát giao duyên. |
Qua khảo sát, nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho rằng, lượn Nàng ới là của ngành Nùng Inh, phổ biến hơn cả là ở các huyện: Hà Quảng, Hòa An, Trà Lĩnh, Thông Nông (Cao Bằng). Lượn Nàng ới dùng để hát giao duyên giữa các nam thanh, nữ tú, lời ca bộc bạch, tâm sự tình cảm lắng sâu dành cho nhau, sự nhớ thương, khắc khoải chờ mong người yêu đến nao lòng.
Mỗi lần hát giao duyên với nhau là một lần khắc họa bước tiến của tình yêu càng sâu nặng hơn, dần dà đi tới hôn nhân, đó là kết quả tốt đẹp của làn điệu Nàng ới trong hát giao duyên.
Bên cạnh đó, lượn Nàng ới còn thể hiện rõ vai trò, khả năng phản ánh, chuyển tải một mảng lớn của đời sống xã hội về các lĩnh vực: Lao động sản xuất, mối quan hệ nhân văn giữa con người và con người, con người với tự nhiên, coi trọng luân thường đạo lý, yêu quê hương, đất nước, ngợi ca Đảng, Bác Hồ và cuộc sống mới...
Âm nhạc da diết, thiết tha, trữ tình, giai điệu ngân nga, trải dài man mác, do đó, tiếng gọi Nàng ới là tiếng lòng thân thương vút lên, bay bổng làm người hát muốn hát mãi không thôi và người nghe muốn nghe mãi. Lượn Nàng ới vì thế không chỉ dừng ở nội tộc Nùng mà đi đâu cũng thấy các dân tộc, nhất là người Tày say sưa hát. Khi hát lượn Nàng ới, người ta hay dùng các hư từ: lời, ới, a no, ý ới phụ thêm để hát nối câu cho dễ và ứng tác, biến tấu nhanh.
Một cuộc lượn Nàng ới đầy đủ thường có ba phần: Mở đầu; hát đối đáp giao duyên; kết thúc giã bạn. Khi có khách đến làng bản vào chiều tối nghỉ tại đây, bên chủ nhà chủ động mời khách hát. Mở đầu cuộc lượn là Lịn páo (Lượn báo), gồm những câu hát mang tính thông báo cho đối phương biết và xin phép Thổ công cùng gia chủ cho con cháu được hát giao duyên.
Tiếp theo là Lịn nai (Lượn mời), hát đối đáp nhau: Hai ta được gặp mặt mấy khi/Chớ có quay mặt đi không hát/Mời phượng hoàng hát với chim ri. Sau khi được đối phương đồng ý, cuộc lượn có đoạn tâm tình tìm hiểu, thăm dò nhau qua các chương đoạn: Sin thầu (Hát mở đầu), Lịn bản (Lượn bản), Lịn lỏ (Lượn con đường), Lịn hinh (Lượn tiếng), Pây pằng (Đi bên nhau), Pác quai, pác pèng (miệng khôn, miệng quý).
Phần thứ hai, hát đối đáp giao duyên là nội dung chủ yếu, bao gồm: Lịn xình (Lượn tình), Lịn đíp (Lượn yêu), Lịn sừn (Lượn nhà), Lịn lẩu (Lượn cưới), Lịn bjoóc (Lượn hoa), Lịn háng (Lượn chợ), Lịn hai (Lượn trăng), Lịn Sam Péc - Eng Tài (Lượn Sơn Bá - Anh Đài), Lịn cáy khăn (Lượn gà gáy).
Tình yêu đôi lứa cháy bỏng thể hiện qua những câu lượn Nàng ới: Thân em như hoa phón ngát hương/Ong bướm bay đến vờn sớm tối/Em đẹp đẽ như đóa phặc phiền/Thơm và sáng cả mường rừng núi. Trước mắt của chàng trai, người con gái hiện lên như một thiên thần của rừng núi, đẹp và sáng khắp bản mường. Tình yêu của họ mãnh liệt, da diết: Yêu sấp với ngọn mía/Yêu ngửa cùng ngọn tranh/Yêu nồng nàn lời ngọt... Họ đặt niềm tin về nhau trong tình yêu: Lời của anh thực lòng/Có thể tạc vách đá/Đá có khi còn vỡ, còn mòn/Anh yêu em không gì lay nổi...
Phần thứ ba, kết thúc cuộc lượn Nàng ới là Lịn pjảc (Lượn giã bạn), là nội dung trữ tình, đôi bên không mong trời sáng, ước sao gà đừng gáy để được hát bên nhau tâm tình: Pìn săng chắm pác cáy bấu khăn/Pìn săng chắm tha vằn bấu khửn/Cáy khăn lẻ sloong rà mẻn pjảc... (Tạm dịch: Làm sao yểm mỏ gà đừng gáy/Làm sao yểm mặt trời không lên/Gà gáy thì hai ta phải chia tay...). Song, trước quy luật thời gian, đôi bên đành chấp nhận chia tay đến rơi nước mắt: Pjảc hai nhằng thăn nả bươn pày/Noọng pjảc pẩy noọng pây lắt lí/Bửng lăng pẩy sầu sị thản thưng... (Tạm dịch: Rời trăng còn thấy trăng hằng tháng/Em xa anh biền biệt cách xa/Anh ở lại sầu thương nghiệt ngã...). Nếu có điều kiện, bên gái vẫn còn việc tại làng trai, khi chưa thấy mãn nguyện cuộc lượn, họ vẫn có thể mời nhau lượn đêm thứ hai, thậm chí là đêm thứ ba.
Lượn Nàng ới là làn điệu dân ca danh tiếng, là món ăn tinh thần vô giá của người Nùng và trong cộng đồng. Làn điệu này còn được các nhạc sỹ sáng tác âm nhạc sưu tầm, nghiên cứu nâng cao thành những ca khúc rất hay. Lượn Nàng ới thực sự trở thành vốn quý của các dân tộc, có ý nghĩa bồi dưỡng thêm giá trị tinh thần, góp phần làm lành mạnh hóa đời sống xã hội. Thể loại dân ca này rất cần được bảo tồn và phát huy.
Mỗi lần hát giao duyên với nhau là một lần khắc họa bước tiến của tình yêu càng sâu nặng hơn, dần dà đi tới hôn nhân, đó là kết quả tốt đẹp của làn điệu Nàng ới trong hát giao duyên.
Bên cạnh đó, lượn Nàng ới còn thể hiện rõ vai trò, khả năng phản ánh, chuyển tải một mảng lớn của đời sống xã hội về các lĩnh vực: Lao động sản xuất, mối quan hệ nhân văn giữa con người và con người, con người với tự nhiên, coi trọng luân thường đạo lý, yêu quê hương, đất nước, ngợi ca Đảng, Bác Hồ và cuộc sống mới...
Âm nhạc da diết, thiết tha, trữ tình, giai điệu ngân nga, trải dài man mác, do đó, tiếng gọi Nàng ới là tiếng lòng thân thương vút lên, bay bổng làm người hát muốn hát mãi không thôi và người nghe muốn nghe mãi. Lượn Nàng ới vì thế không chỉ dừng ở nội tộc Nùng mà đi đâu cũng thấy các dân tộc, nhất là người Tày say sưa hát. Khi hát lượn Nàng ới, người ta hay dùng các hư từ: lời, ới, a no, ý ới phụ thêm để hát nối câu cho dễ và ứng tác, biến tấu nhanh.
Một cuộc lượn Nàng ới đầy đủ thường có ba phần: Mở đầu; hát đối đáp giao duyên; kết thúc giã bạn. Khi có khách đến làng bản vào chiều tối nghỉ tại đây, bên chủ nhà chủ động mời khách hát. Mở đầu cuộc lượn là Lịn páo (Lượn báo), gồm những câu hát mang tính thông báo cho đối phương biết và xin phép Thổ công cùng gia chủ cho con cháu được hát giao duyên.
Tiếp theo là Lịn nai (Lượn mời), hát đối đáp nhau: Hai ta được gặp mặt mấy khi/Chớ có quay mặt đi không hát/Mời phượng hoàng hát với chim ri. Sau khi được đối phương đồng ý, cuộc lượn có đoạn tâm tình tìm hiểu, thăm dò nhau qua các chương đoạn: Sin thầu (Hát mở đầu), Lịn bản (Lượn bản), Lịn lỏ (Lượn con đường), Lịn hinh (Lượn tiếng), Pây pằng (Đi bên nhau), Pác quai, pác pèng (miệng khôn, miệng quý).
Phần thứ hai, hát đối đáp giao duyên là nội dung chủ yếu, bao gồm: Lịn xình (Lượn tình), Lịn đíp (Lượn yêu), Lịn sừn (Lượn nhà), Lịn lẩu (Lượn cưới), Lịn bjoóc (Lượn hoa), Lịn háng (Lượn chợ), Lịn hai (Lượn trăng), Lịn Sam Péc - Eng Tài (Lượn Sơn Bá - Anh Đài), Lịn cáy khăn (Lượn gà gáy).
Tình yêu đôi lứa cháy bỏng thể hiện qua những câu lượn Nàng ới: Thân em như hoa phón ngát hương/Ong bướm bay đến vờn sớm tối/Em đẹp đẽ như đóa phặc phiền/Thơm và sáng cả mường rừng núi. Trước mắt của chàng trai, người con gái hiện lên như một thiên thần của rừng núi, đẹp và sáng khắp bản mường. Tình yêu của họ mãnh liệt, da diết: Yêu sấp với ngọn mía/Yêu ngửa cùng ngọn tranh/Yêu nồng nàn lời ngọt... Họ đặt niềm tin về nhau trong tình yêu: Lời của anh thực lòng/Có thể tạc vách đá/Đá có khi còn vỡ, còn mòn/Anh yêu em không gì lay nổi...
Phần thứ ba, kết thúc cuộc lượn Nàng ới là Lịn pjảc (Lượn giã bạn), là nội dung trữ tình, đôi bên không mong trời sáng, ước sao gà đừng gáy để được hát bên nhau tâm tình: Pìn săng chắm pác cáy bấu khăn/Pìn săng chắm tha vằn bấu khửn/Cáy khăn lẻ sloong rà mẻn pjảc... (Tạm dịch: Làm sao yểm mỏ gà đừng gáy/Làm sao yểm mặt trời không lên/Gà gáy thì hai ta phải chia tay...). Song, trước quy luật thời gian, đôi bên đành chấp nhận chia tay đến rơi nước mắt: Pjảc hai nhằng thăn nả bươn pày/Noọng pjảc pẩy noọng pây lắt lí/Bửng lăng pẩy sầu sị thản thưng... (Tạm dịch: Rời trăng còn thấy trăng hằng tháng/Em xa anh biền biệt cách xa/Anh ở lại sầu thương nghiệt ngã...). Nếu có điều kiện, bên gái vẫn còn việc tại làng trai, khi chưa thấy mãn nguyện cuộc lượn, họ vẫn có thể mời nhau lượn đêm thứ hai, thậm chí là đêm thứ ba.
Lượn Nàng ới là làn điệu dân ca danh tiếng, là món ăn tinh thần vô giá của người Nùng và trong cộng đồng. Làn điệu này còn được các nhạc sỹ sáng tác âm nhạc sưu tầm, nghiên cứu nâng cao thành những ca khúc rất hay. Lượn Nàng ới thực sự trở thành vốn quý của các dân tộc, có ý nghĩa bồi dưỡng thêm giá trị tinh thần, góp phần làm lành mạnh hóa đời sống xã hội. Thể loại dân ca này rất cần được bảo tồn và phát huy.
Theo baocaobang.vn