Tín hiệu vui từ Đề án sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở Đồng Tháp

Tín hiệu vui từ Đề án sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở Đồng Tháp

Sau hơn 3 tháng gieo sạ, gần 50 ha lúa thí điểm thực hiện đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp) tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) vừa được thu hoạch. Đề án đạt những kết quả bước đầu mang lại nhiều niềm vui, niềm tin, sự phấn khởi trong nông dân.

An Giang ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”

An Giang ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”

Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang là thách thức lớn đã, ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến một trong những vựa lúa lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong bối cảnh đó, An Giang đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng các giải pháp về công nghệ, sinh thái để nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm tác động đến môi trường, hướng đến một nền sản xuất xanh và bền vững.

Kiên Giang dành gần 600 tỷ đồng chuyên canh lúa chất lượng cao

Kiên Giang dành gần 600 tỷ đồng chuyên canh lúa chất lượng cao

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết, tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 trên địa bàn, tỉnh Kiên Giang thực hiện đề án với diện tích 200.000 ha.

Cần khoảng 2,7 tỷ USD thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Cần khoảng 2,7 tỷ USD thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 29/6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên quan đến việc sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ triển khai Đề án Phát triển 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao).

Đồng Tháp khởi động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Đồng Tháp khởi động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Ngày 12/6, tại xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Cục trồng trọt và các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức Lễ khởi động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp) và triển khai thực hiện mô hình thí điểm đề án tại tỉnh Đồng Tháp.

An Giang đặt mục tiêu có hơn 44.000 ha lúa chất lượng cao

An Giang đặt mục tiêu có hơn 44.000 ha lúa chất lượng cao

UBND tỉnh An Giang vừa triển khai kế hoạch thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại An Giang"; với mục tiêu tổ chức lại hệ thống sản xuất lúa theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm nâng cao thu nhập của người trồng lúa.

Nâng cao năng lực cho 1 triệu người tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nâng cao năng lực cho 1 triệu người tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 2/4, tại thành phố Cần Thơ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch Nâng cao năng lực cho các đối tác, hợp tác xã nông nghiệp phát triển liên kết chuỗi giá trị thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao).

Đồng Tháp có nhiều mô hình, dự án sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu

Đồng Tháp có nhiều mô hình, dự án sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có nhiều mô hình dự án sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu, như mô hình liên kết lúa theo chuỗi giá trị lúa gạo; mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế; mô hình cánh đồng mẫu ở huyện Tháp Mười; dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long (TRVC)"...
Cà Mau chú trọng phát triển giống lúa đạt năng suất chất lượng cao

Cà Mau chú trọng phát triển giống lúa đạt năng suất chất lượng cao

Giai đoạn 2023-2030, tỉnh Cà Mau chú trọng phát triển giống lúa chất lượng cao, đảm bảo sử dụng 90% giống lúa cấp xác nhận. Theo đó, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh khảo sát, xác định nhu cầu lúa giống cho từng vụ, từng loại giống và chủ động liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác có đủ điều kiện về đất đai, nguồn nhân lực tổ chức sản xuất lúa giống cung cấp cho các vùng sản xuất.
Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao VNR20 của Hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết triển khai tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội).

Hà Nội nhân rộng diện tích lúa chất lượng cao

Thời gian tới đây, Hà Nội sẽ nghiên cứu chuyển đổi những diện tích đất canh tác tại những vùng khó khăn về tưới tiêu sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng tập trung phát triển sản xuất những giống lúa chất lượng cao…
Hà Nội sẽ quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa.

Hà Nội chú trọng nâng cao giá trị hạt gạo

Với gần 90.000ha mỗi vụ, Hà Nội là một trong những địa phương có diện tích lúa lớn của cả nước. Để phát huy hiệu quả canh tác, nâng cao giá trị hạt gạo Thủ đô trên thị trường trong nước và quốc tế, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, khuyến khích các địa phương tập trung phát triển cánh đồng mẫu lớn, vùng lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Nông dân xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) tập trung thu hoạch lúa mùa để giải phóng đất cho sản xuất vụ sau. Nguồn: baohoabinh.com.vn

Hòa Bình mở rộng diện tích lúa chất lượng cao

Vụ Xuân năm nay tỉnh Hòa Bình phấn đấu cấy trên 15,4 nghìn ha lúa. Tỉnh đang tập trung mở rộng diện tích gieo cấy trà Xuân muộn bằng các giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao thích ứng với điều kiện các địa phương; mở rộng các giống lúa chất lượng cao ở vùng có điều kiện thích hợp để sản xuất hàng hóa, lựa chọn 2-3 giống chủ lực trong cơ cấu giống từng vùng.
Nông dân bón thúc cho lúa. Ảnh: Nguyễn Chinh - TTXVN

Sóc Trăng tăng diện tích lúa đặc sản và bao tiêu cho người trồng

Với chủ trương đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tăng hiệu quả và thu nhập cho nông dân, tỉnh Sóc Trăng có chủ trương khuyến khích, mở rộng diện tích lúa đặc sản, lúa chất lượng cao ở những địa bàn phù hợp. Nhờ vậy, sau hơn 3 năm thực hiện đề án "Phát triển sản xuất lúa đặc sản, lúa chất lượng cao", diện tích lúa đặc sản ở Sóc Trăng hiện nay đã đạt trên 50% diện tích gieo trồng.
Bình Thuận hướng tới xây dựng cánh đồng mẫu lớn từ vùng lúa chất lượng cao

Bình Thuận hướng tới xây dựng cánh đồng mẫu lớn từ vùng lúa chất lượng cao

Với diện tích canh tác lúa hơn 11.000 ha, nằm trong lưu vực sông La Ngà, huyện Tánh Linh được xác định là một trong những vùng lúa trọng điểm của tỉnh Bình Thuận. Để nâng cao chất lượng lúa gạo, đồng thời tạo động lực giúp nông dân có bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năm 2011, huyện Tánh Linh triển khai chương trình sản xuất lúa chất lượng cao thông qua liên kết “bốn nhà” (nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp). Đến nay, chương trình đã mang lại hiệu quả trong việc giúp nông dân mở rộng sản xuất, tăng thu nhập đồng thời góp phần nâng chất lượng lúa gạo Tánh Linh.