Chương trình khai mạc Lễ hội với chủ đề “Hoa Ban - Tình ca Điện Biên” diễn ra vào tối 17/3 tại Sân Quảng trường 7/5, tỉnh Điện Biên. Chương trình được dàn dựng công phu, là bản hòa ca về tình đất, tình người Điện Biên. Đêm khai mạc sẽ mang đến cho người xem những cảm nhận tuyệt với về mảnh đất Điện Biên Phủ Anh hùng, linh thiêng, tươi đẹp, giàu bản sắc văn hóa và thân thiện, mến khách.
Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động như: Thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên; chương trình nghệ thuật chào mừng lễ hội; trưng bày, triển lãm Di sản văn hóa tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên; trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch tỉnh Điện Biên… Một trong những điểm nhấn của Lễ hội là cuộc thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên; quy tụ sự tham gia của các diễn viên, nghệ nhân không chuyên đến từ các huyện, thị xã, thành phố, sở, ban ngành và lực lượng vũ trang trên địa bàn. Cuộc thi được tổ chức nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa thông qua trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên nói riêng và trang phục truyền thống đồng bào các dân tộc Việt Nam nói chung.
Ông Đoàn Văn Chì, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: Lễ hội hoa Ban được tỉnh tổ chức thường niên từ năm 2014 nhân kỷ niệm 60 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ. Các hoạt động của Lễ hội Hoa Ban năm 2018 diễn ra chủ yếu trên địa bàn thành phố. Năm nay, các hoạt động trải nghiệm cho du khách được Ban Tổ chức chú trọng đưa vào chương trình Lễ hội, tạo điểm nhấn và mang lại nét mới cho Lễ hội. Cuộc thi đẩy xe đạp thồ sẽ tái hiện các hoạt động vận chuyển lương thực của dân công, bộ đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; hoạt động trải nghiệm đẩy xe đạp thồ từ chân Tượng đài Chiến thắng lên Khu Di tích Đồi D dành cho du khách.
Lễ hội hoa Ban là hoạt động văn hóa của tỉnh Điện Biên, diễn ra vào thời điểm trung tuần tháng 3, gắn với sự kiện mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (13/3/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân tộc của tỉnh Điện Biên; gắn bảo tồn văn hóa với phát huy tiềm năng thế mạnh du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lễ hội góp phần khẳng định vị thế, thương hiệu du lịch Điện Biên, đồng thời quảng bá hình ảnh hoa Ban, đưa hoa Ban trở thành biểu trưng cho mảnh đất và con người Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung.
Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động như: Thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên; chương trình nghệ thuật chào mừng lễ hội; trưng bày, triển lãm Di sản văn hóa tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên; trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch tỉnh Điện Biên… Một trong những điểm nhấn của Lễ hội là cuộc thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên; quy tụ sự tham gia của các diễn viên, nghệ nhân không chuyên đến từ các huyện, thị xã, thành phố, sở, ban ngành và lực lượng vũ trang trên địa bàn. Cuộc thi được tổ chức nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa thông qua trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên nói riêng và trang phục truyền thống đồng bào các dân tộc Việt Nam nói chung.
Văn nghệ chào mừng Lễ hội Hoa Ban năm 2017. Ảnh: Tuấn Anh -TTXVN |
Ông Đoàn Văn Chì, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: Lễ hội hoa Ban được tỉnh tổ chức thường niên từ năm 2014 nhân kỷ niệm 60 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ. Các hoạt động của Lễ hội Hoa Ban năm 2018 diễn ra chủ yếu trên địa bàn thành phố. Năm nay, các hoạt động trải nghiệm cho du khách được Ban Tổ chức chú trọng đưa vào chương trình Lễ hội, tạo điểm nhấn và mang lại nét mới cho Lễ hội. Cuộc thi đẩy xe đạp thồ sẽ tái hiện các hoạt động vận chuyển lương thực của dân công, bộ đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; hoạt động trải nghiệm đẩy xe đạp thồ từ chân Tượng đài Chiến thắng lên Khu Di tích Đồi D dành cho du khách.
Lễ hội hoa Ban là hoạt động văn hóa của tỉnh Điện Biên, diễn ra vào thời điểm trung tuần tháng 3, gắn với sự kiện mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (13/3/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân tộc của tỉnh Điện Biên; gắn bảo tồn văn hóa với phát huy tiềm năng thế mạnh du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lễ hội góp phần khẳng định vị thế, thương hiệu du lịch Điện Biên, đồng thời quảng bá hình ảnh hoa Ban, đưa hoa Ban trở thành biểu trưng cho mảnh đất và con người Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung.
Hải An - Xuân Tư