Lãnh đạo huyện, xã có rừng phải đi kiểm tra rừng ít nhất hai lần/tháng

Vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cùng cơ quan chức năng đã hoàn thành việc khám nghiệm hiện trường, kiểm kê thiệt hại vụ triệt hạ rừng thông hàng chục năm tuổi xảy ra tại lô 14, 16 Khoảnh 4, Tiểu khu 264 (địa phận thôn 9, xã Mê Linh), lâm phầ
Vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cùng cơ quan chức năng đã hoàn thành việc khám nghiệm hiện trường, kiểm kê thiệt hại vụ triệt hạ rừng thông hàng chục năm tuổi xảy ra tại lô 14, 16 Khoảnh 4, Tiểu khu 264 (địa phận thôn 9, xã Mê Linh), lâm phầ

Theo thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 192 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; diện tích bị thiệt hại do phá rừng trên 14 ha, giảm 25% về số vụ và 45,7% về diện tích so với cùng kỳ năm 2022.

Lãnh đạo huyện, xã có rừng phải đi kiểm tra rừng ít nhất hai lần/tháng ảnh 1Vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cùng cơ quan chức năng đã hoàn thành việc khám nghiệm hiện trường, kiểm kê thiệt hại vụ triệt hạ rừng thông hàng chục năm tuổi xảy ra tại lô 14, 16 Khoảnh 4, Tiểu khu 264 (địa phận thôn 9, xã Mê Linh), lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN

Nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian tới, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm. Đáng chú ý, lãnh đạo huyện ủy, thành ủy, UBND cấp huyện; Đảng ủy, UBND cấp xã có rừng phải thực hiện nhiệm vụ đi kiểm tra rừng, dự án có rừng ít nhất hai lần/tháng để nắm bắt tình hình, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và sớm phát hiện, xử lý các vụ vi phạm.

Các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị chủ rừng tiếp tục ký giáp ranh với các hộ dân sản xuất tiếp giáp với rừng; phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, thống kê diện tích đất đủ tiêu chí trồng rừng để xây dựng kế hoạch trồng rừng trên diện tích này; triển khai số hóa file bản đồ những diện tích đất trống, lấn chiếm và phá rừng để chủ rừng, hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương theo dõi, kiểm tra theo quy định.

Thành phố Đà Lạt được chỉ đạo thí điểm thành lập tổ nhận khoán cộng đồng để tổ chức quản lý bảo vệ rừng. Nếu mô hình này đạt hiệu quả sẽ báo cáo, đề xuất UBND tỉnh nhân rộng tại các địa phương. Đồng thời, thành phố bố trí kinh phí ngân sách cấp huyện và từ nguồn xã hội hóa để trang bị, mua sắm flycam, camera lắp đặt tại các khu vực cửa ngõ ra vào khu vực rừng giáp ranh với đất nông nghiệp, khu dân cư và các vị trí có nguy cơ bị tác động cao nhằm thu thập hình ảnh, bằng chứng phục vụ quá trình điều tra, xác minh các đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, ken cây, khoan cây đổ hóa chất và các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp…

Trong 11 tháng của năm 2023, UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Cụ thể, lực lượng chức năng đã thực hiện giao khoán 456.397 ha rừng cho 14.401 hộ và 48 tổ chức nhận khoán, tiếp tục ngăn chặn tình trạng phá rừng lấn chiếm đất nông nghiệp; tổ chức trồng rừng, trồng cây xanh được 11,14 triệu cây, đạt 89,77% kế hoặc năm 2023. Trong mùa khô 2022- 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 25 vụ cháy thảm cỏ, bụi cây dưới tán rừng. Các vụ cháy đều được phát hiện và dập tắt kịp thời, không gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đánh giá công tác trồng rừng tập trung năm 2023 chưa đạt hiệu quả. Các đơn vị mới trồng được 251,5 ha, trong đó trồng rừng sau giải tỏa 113 ha, trồng rừng sau khai thác trắng 116 ha... Khối lượng lâm sản bị thiệt hại do các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp cũng lên tới 1.382 m3, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2022.../.

Chu Quốc Hùng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm