Ngôi nhà đẹp nhất làng Khuổi Ky được xây hoàn toàn bằng đá tự nhiên. |
Tương tự các dân tộc khác, như: Thái, Mường, Ê Đê, Gia Rai… ở các vùng miền trên đất nước ta, nhà sàn đối với người dân tộc Tày ở Trùng Khánh là một miền thiêng - nơi cất giữ những nét đặc trưng trong đời sống vật chất và tinh thần truyền thống qua bao thế hệ. Đặc biệt, đồng bào Tày ở Trùng Khánh có tín ngưỡng thờ đá. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cho tới ngày nay trong tâm thức người Tày, “thần đá” vẫn gắn bó và tồn tại trong ý niệm. Họ coi đá là khởi nguồn của sự sống và là trung tâm của vũ trụ. Con người sinh ra từ đá và khi chết sẽ hóa thành đá. Đá trong tâm tưởng của họ thiêng liêng như một vị thần giúp che chở những khắc nghiệt của thiên nhiên. Chẳng thế mà trong luật tục của mỗi tộc người trên vùng đất Cao Bằng này đều có những ngày nhất định để tiến hành tế lễ cảm tạ thần đá, thần rừng. Thông qua những buổi tế lễ, họ mong muốn có thể truyền đạt, cầu cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản làng của mình trong những ngày mùa màng sắp tới. Tập tục tế thần đá này còn thể hiện ý thức trách nhiệm của một cộng đồng trước mẹ thiên nhiên. Có lẽ bởi vậy, người Tày nơi đây đã sáng tạo ra những ngôi nhà sàn bằng đá - chắc chắn, mộc mạc, bình dị và độc đáo.
Từ thác Bản Giốc đi vào làng Khuổi Ky chỉ cách khoảng 2 km. Khi bước vào làng Khuổi Ky, bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt của làng Khuổi Ky bởi thay vì trồng cây gai hay chặt cây về dựng hàng rào như các nơi khác, bà con ở đây đã tận dụng đá tự nhiên để dựng lên những bức rào đá một cách kiên cố. Bạn sẽ cảm nhận như lạc giữa một chiến lũy được bày binh bố trận bởi những bức tường đá bao bọc các ngôi nhà.
Ngược dòng thời gian lịch sử về những năm 1594 -1677, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ đất nước, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được xây dựng lên như một “pháo đài” độc nhất vô nhị chỉ dành riêng cho những bậc quyền quý. Đến nay, những ngôi nhà sàn cổ vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên khôi, mang dáng dấp cổ xưa từ thời nhà Mạc, tạo nên nét cổ kính, nhuốm màu huyền thoại cho ngôi làng vùng biên viễn này.
Đường đi quanh làng được người dân dùng đá để làm hàng rào hai bên. |
Để xây dựng một ngôi nhà đá là điều không dễ dàng. Từ lúc có ý định dựng nhà, người Tày đã phải chuẩn bị nguyên liệu trước đó. Nếu tính từ thời gian chuẩn bị nguyên liệu đến khi hoàn thành ngôi nhà phải mất từ 2 - 3 năm. Những viên đá cứng, đẹp là nguyên liệu bắt buộc, quan trọng nhất để dựng nhà. Việc chọn đá cũng mang ý nghĩa tâm linh sâu xa bởi họ cho rằng những viên đá được hình thành từ sâu trong lòng đất, trải qua điều kiện địa chất phức tạp và lâu dài, hấp thụ tinh hoa của đất trời nên mang trong mình nguồn năng lượng và linh khí rất cao.
Khuôn hình của ngôi nhà được định tính sao cho cân bằng giữa số lượng thành viên trong gia đình. Gia đình nhiều người thì dựng nhà to cao, ít người thì dựng nhà nhỏ. Dù nhà to hay nhỏ thì nền móng vẫn là điểm được coi trọng đầu tiên. Móng càng đào sâu thì ngôi nhà càng vững chắc. Song song với việc xếp nền móng, người ta chôn sâu những chiếc cột được làm bằng gỗ đã qua đẽo gọt. Cùng với việc khai thác gỗ rừng, những cây gỗ to trở nên khan hiếm, thay vào đó, người ta dựng bằng những chiếc cột đá, khoảng cách đặt mỗi chân cột cách nhau chừng 3 m.
Việc chọn địa điểm dựng nhà cũng cần cân nhắc cẩn thận. Nơi dựng nhà thường là những nơi cao ráo, lấy chân núi làm điểm tựa, hướng mặt về phía có cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống. Khi đã định vị được ngôi nhà, người thợ sẽ đo, đếm vị trí xếp từng viên đá. Những bức tường kiên cố được xếp từ hàng vạn viên đá lớn nhỏ khác nhau bằng một thứ keo kết dính trộn từ đá vôi và cát. Để xếp được những bức tường đã rất khó, nhưng để lên tầng cho ngôi nhà càng khó hơn. Khi xếp đá đến độ cao khoảng 2,5 m, người thợ sẽ tính đến chuyện đặt những cây cột dài, thẳng làm kèo. Sau đó người ta xếp những tấm ván hoặc tre để rải làm nền, đồng thời chia cách tầng 1 và tầng 2. Việc lên tầng cho ngôi nhà đá khó khăn ở chỗ, càng lên cao thì việc điều chỉnh độ chính xác càng phải tỷ mẩn hơn. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật thì sẽ khiến nhà đá bị siêu vẹo, dễ đổ. Chiều cao của nhà thường từ 7 - 8 m. Giai đoạn cuối cùng trong việc dựng một ngôi nhà đá chính là lợp ngói. Những ngôi nhà bằng đá chỉ nên lợp ngói âm dương. Loại ngói này sẽ giữ cho ngôi nhà đá mang đậm vẻ cổ kính.
Tâm hồn của đá, tâm hồn của người Tày chịu thương, chịu khó đã tạo nên hồn cốt của làng Khuổi Ky. Giữa không gian bao la, những ngôi nhà sàn đá vững chãi vươn cao, vẫn bền bỉ, kiên định, bao bọc, chở che những cư dân hiền lành, chất phác vùng biên viễn. Nếu ai đó đã ngắm nhìn cuộc sống bên những con đường đá, trong những ngôi nhà sàn bằng đá nơi đây một lần, hẳn sẽ nhớ mãi. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, vẻ đẹp của những sắc màu tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt hòa quyện vào nhau, tạo nên những màu sắc và hình khối đẹp đến khó tả. Nó khiến chúng ta chỉ biết lặng đi và tập trung hết mọi giác quan để cảm nhận.
Hiện Khuổi Ky có 14 căn nhà sàn bằng đá. Để bảo tồn, phục dựng lại, các cơ quan chức năng Cao Bằng phải tiêu tốn ngót ba năm trời xếp đá. Mãi đến năm 2010 “làng đá” này được hoàn thành với những nét kiến trúc độc đáo. Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người.
Khuôn hình của ngôi nhà được định tính sao cho cân bằng giữa số lượng thành viên trong gia đình. Gia đình nhiều người thì dựng nhà to cao, ít người thì dựng nhà nhỏ. Dù nhà to hay nhỏ thì nền móng vẫn là điểm được coi trọng đầu tiên. Móng càng đào sâu thì ngôi nhà càng vững chắc. Song song với việc xếp nền móng, người ta chôn sâu những chiếc cột được làm bằng gỗ đã qua đẽo gọt. Cùng với việc khai thác gỗ rừng, những cây gỗ to trở nên khan hiếm, thay vào đó, người ta dựng bằng những chiếc cột đá, khoảng cách đặt mỗi chân cột cách nhau chừng 3 m.
Việc chọn địa điểm dựng nhà cũng cần cân nhắc cẩn thận. Nơi dựng nhà thường là những nơi cao ráo, lấy chân núi làm điểm tựa, hướng mặt về phía có cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống. Khi đã định vị được ngôi nhà, người thợ sẽ đo, đếm vị trí xếp từng viên đá. Những bức tường kiên cố được xếp từ hàng vạn viên đá lớn nhỏ khác nhau bằng một thứ keo kết dính trộn từ đá vôi và cát. Để xếp được những bức tường đã rất khó, nhưng để lên tầng cho ngôi nhà càng khó hơn. Khi xếp đá đến độ cao khoảng 2,5 m, người thợ sẽ tính đến chuyện đặt những cây cột dài, thẳng làm kèo. Sau đó người ta xếp những tấm ván hoặc tre để rải làm nền, đồng thời chia cách tầng 1 và tầng 2. Việc lên tầng cho ngôi nhà đá khó khăn ở chỗ, càng lên cao thì việc điều chỉnh độ chính xác càng phải tỷ mẩn hơn. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật thì sẽ khiến nhà đá bị siêu vẹo, dễ đổ. Chiều cao của nhà thường từ 7 - 8 m. Giai đoạn cuối cùng trong việc dựng một ngôi nhà đá chính là lợp ngói. Những ngôi nhà bằng đá chỉ nên lợp ngói âm dương. Loại ngói này sẽ giữ cho ngôi nhà đá mang đậm vẻ cổ kính.
Tâm hồn của đá, tâm hồn của người Tày chịu thương, chịu khó đã tạo nên hồn cốt của làng Khuổi Ky. Giữa không gian bao la, những ngôi nhà sàn đá vững chãi vươn cao, vẫn bền bỉ, kiên định, bao bọc, chở che những cư dân hiền lành, chất phác vùng biên viễn. Nếu ai đó đã ngắm nhìn cuộc sống bên những con đường đá, trong những ngôi nhà sàn bằng đá nơi đây một lần, hẳn sẽ nhớ mãi. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, vẻ đẹp của những sắc màu tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt hòa quyện vào nhau, tạo nên những màu sắc và hình khối đẹp đến khó tả. Nó khiến chúng ta chỉ biết lặng đi và tập trung hết mọi giác quan để cảm nhận.
Hiện Khuổi Ky có 14 căn nhà sàn bằng đá. Để bảo tồn, phục dựng lại, các cơ quan chức năng Cao Bằng phải tiêu tốn ngót ba năm trời xếp đá. Mãi đến năm 2010 “làng đá” này được hoàn thành với những nét kiến trúc độc đáo. Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người.
Theo Quê hương