Trên con đường vào thôn, mọi người đang trang hoàng nhà cửa, làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Nhiều phụ nữ đang tất bật chuẩn bị nguyên vật liệu để làm các loại bánh truyền thống như: bánh gừng, cốm, bánh tét... Trong thôn cũng đông hẳn lên, nhiều người đi học, làm ăn xa cũng tụ họp về quê đón Ramưwan, làm cho không khí thêm rộn ràng.
Bà con làm bánh cốm đón Ramưwan. |
Lương Tri là thôn duy nhất của xã Nhơn Sơn có đồng bào Chăm sinh sống. Toàn thôn hiện có 730 hộ, với 3.318 nhân khẩu, chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có khoảng 65ha ruộng lúa ba vụ, chủ động nước tưới từ hệ thống thủy lợi Nha Trinh. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào canh tác theo mô hình “1 phải, 5 giảm”, nên vụ đông-xuân này, lúa cho năng suất, bình quân 70 tạ/ha và 260ha đất trồng hoa màu kết hợp chăn nuôi gia súc có sừng trên cánh đồng Chà Vum, với số lượng trên 5.000 con, trong đó chủ yếu là cừu trên 4.090 con.
Trước tình hình hạn hán kéo dài, chính quyền địa phương và người dân trong thôn đang nỗ lực ứng phó với hạn, chuyển đổi cây trồng theo hướng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Đơn cử như ông Đạo Văn Vần, đầu tư gần 70 triệu đồng đào giếng, lắp đặt đường ống nước phục vụ tưới cho 1ha đất sản xuất của gia đình. Ông Vần cho biết: Để chủ động thức ăn cho đàn gia súc hơn 200 con cừu, 5 con bò, ông quyết định đầu tư đào giếng, trồng 4 sào cỏ phục vụ chăn nuôi. Nhờ có thu nhập ổn định, nên gia đình sắm sửa đón Ramưwan cũng đủ đầy hơn.
Cùng với phát triển kinh tế, trong những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới được bà con hưởng ứng tích cực. Ông Đạo Thanh Nhớ, Trưởng thôn, cho biết: Được sự quan tâm của Nhà nước đầu tư xây dựng trường học khang trang, 100% bà con trong thôn có nước sạch sinh hoạt, bà con rất vui mừng. Bà con tích cực đóng góp ngày công, tiền xây dựng các tuyến đường bê-tông nội thôn, với tổng chiều dài trên 1.000m, tổng kinh phí gần 650 triệu đồng, trong đó người dân đóng góp 67 triệu đồng... Vui mừng hơn nữa khi xã Nhơn Sơn đạt chuẩn nông thôn mới, đã góp phần cổ vũ người dân thi đua lao động sản xuất.
Sư cả Đạo Văn Bùi, trụ trì chùa Bàni, thôn Lương Tri, cho biết: Ramưwan là dịp để con cháu nhớ đến tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành và cầu nguyện cho làng xóm được bình yên, nhà nhà sung túc, người người được an lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt. Trong những ngày này dù làm gì, ở đâu và bận rộn mấy đi chăng nữa thì mọi người vẫn dành thời gian về quê, quây quần cùng gia đình và người thân. Hiện nay, chúng tôi đang lên lịch chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ, thi đấu bóng chuyền... Tuy năm nay thời tiết không mấy thuận lợi, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, nhưng bà con vẫn tổ chức đón Ramưwan với tinh thần vui tươi, tiết kiệm và đoàn kết.
Trước tình hình hạn hán kéo dài, chính quyền địa phương và người dân trong thôn đang nỗ lực ứng phó với hạn, chuyển đổi cây trồng theo hướng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Đơn cử như ông Đạo Văn Vần, đầu tư gần 70 triệu đồng đào giếng, lắp đặt đường ống nước phục vụ tưới cho 1ha đất sản xuất của gia đình. Ông Vần cho biết: Để chủ động thức ăn cho đàn gia súc hơn 200 con cừu, 5 con bò, ông quyết định đầu tư đào giếng, trồng 4 sào cỏ phục vụ chăn nuôi. Nhờ có thu nhập ổn định, nên gia đình sắm sửa đón Ramưwan cũng đủ đầy hơn.
Cùng với phát triển kinh tế, trong những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới được bà con hưởng ứng tích cực. Ông Đạo Thanh Nhớ, Trưởng thôn, cho biết: Được sự quan tâm của Nhà nước đầu tư xây dựng trường học khang trang, 100% bà con trong thôn có nước sạch sinh hoạt, bà con rất vui mừng. Bà con tích cực đóng góp ngày công, tiền xây dựng các tuyến đường bê-tông nội thôn, với tổng chiều dài trên 1.000m, tổng kinh phí gần 650 triệu đồng, trong đó người dân đóng góp 67 triệu đồng... Vui mừng hơn nữa khi xã Nhơn Sơn đạt chuẩn nông thôn mới, đã góp phần cổ vũ người dân thi đua lao động sản xuất.
Sư cả Đạo Văn Bùi, trụ trì chùa Bàni, thôn Lương Tri, cho biết: Ramưwan là dịp để con cháu nhớ đến tổ tiên, ông bà, các đấng sinh thành và cầu nguyện cho làng xóm được bình yên, nhà nhà sung túc, người người được an lành, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt. Trong những ngày này dù làm gì, ở đâu và bận rộn mấy đi chăng nữa thì mọi người vẫn dành thời gian về quê, quây quần cùng gia đình và người thân. Hiện nay, chúng tôi đang lên lịch chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ, thi đấu bóng chuyền... Tuy năm nay thời tiết không mấy thuận lợi, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, nhưng bà con vẫn tổ chức đón Ramưwan với tinh thần vui tươi, tiết kiệm và đoàn kết.
Báo Ninh Thuận