Theo bác sỹ Suzanne Thanh Thanh, Phó Trưởng khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy, sau hơn một năm nhận chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Đại học Tsukuba (Nhật Bản), Bệnh viện Chợ Rẫy quyết định thực hiện kỹ thuật này trên bệnh nhân đầu tiên cho anh Dương Văn Quang, 50 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận.
Tháng 9/2016, bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy do nổi nhiều hạch vùng cổ, nách, bẹn. Trước đó khoảng 6 tháng, anh Quang phát hiện vùng cổ nổi hạch và điều trị tại một số cơ sở y tế địa phương, nhưng bệnh tình không giảm, ngược lại kích thước hạch ngày càng to dần kèm theo nổi hạch vùng nách, bẹn, sốt cao, sụt cân.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân có hạch to vùng cổ, nách, bẹn kích thước khoảng 3x4cm với đặc điểm chắc, di động, không đau.
Các bác sỹ đã chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư hệ lympho (hay còn gọi là ung thư hạch) cần thực hiện hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư, sau đó ghép tế bào gốc để điều trị dứt điểm.
Sau khi tư vấn kỹ cho bệnh nhân, các bác sỹ tiến hành tách tế bào gốc và lưu trữ trong dung dịch HES 12%/DMSO 10%/Albumin 8% ở nhiệt độ - 80 độ C, sau đó điều trị 8 đợt hóa trị để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư.
Khi tế bào ung thư bị tiêu diệt hoàn toàn, bệnh nhân được ghép trở lại tế bào gốc đã được lưu trữ trước đó. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn và tháng sau có thể đi làm trở lại.
Theo Bác sỹ Lê Phước Đậm, Khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy, trước đây việc ghép tế bào gốc tại Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp bảo quản tế bào gốc trong dung dịch DMSO 5% lưu trữ trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C.
Phương pháp này cần có các phương tiện trang thiết bị hiện đại, thời gian ghép lâu, khoảng 180 phút và để lại nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp.
Do vậy, Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định sang Nhật Bản học kỹ thuật ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự thân lưu trữ ở nhiệt độ -80 độ C trong dung dịch HES 12%/DMSO 10%/Albumin 8%.
Đây là phương pháp tối ưu nhất hiện nay trong việc ghép tế bào gốc trên thế giới do có thời gian lưu trữ khoảng 5 năm, chi phí bảo quản tế bào gốc thấp, thời gian ghép khoảng 60 phút, ít tác dụng phụ hơn. Mặt khác, chi phí của phương pháp mới này chỉ ở khoảng 50 triệu đồng/bệnh nhân và bằng một nửa chi phí so với phương pháp cũ.
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công phương pháp này, tuy nhiên theo bác sỹ Suzanne Thanh Thanh, kỹ thuật này không quá khó, cũng không cần các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền.
Các bệnh viện chỉ cần trang bị một chiếc tủ đông có nhiệt độ -80 độ C, một bác sỹ và 2 điều dưỡng là có thể thực hiện được. Do vậy, một số bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh có chuyên khoa Huyết học có thể ứng dụng để điều trị cho bệnh nhân.
Theo các bác sỹ, phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị giúp tăng tỷ lệ đạt lui bệnh, thời gian sống được kéo dài hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể điều trị khỏi một số bệnh.
Từ năm 1995, Việt Nam lần đầu tiên tiếp cận với kỹ thuật ghép tế bào gốc và hiện có 10 bệnh viện ghép tế bào gốc với hơn 500 trường hợp thành công.
Ghép tế bào gốc được ứng dụng trong nhiều bệnh lý như các bệnh lý ác tính của hệ tạo máu, đau tủy, ung thư tạng đặc, các bệnh lý nội khoa như nhồi máu cơ tim, tiểu đường, thoái hóa khớp, thậm chí là ứng dụng trong thẩm mỹ, làm đẹp da.../.
Tháng 9/2016, bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy do nổi nhiều hạch vùng cổ, nách, bẹn. Trước đó khoảng 6 tháng, anh Quang phát hiện vùng cổ nổi hạch và điều trị tại một số cơ sở y tế địa phương, nhưng bệnh tình không giảm, ngược lại kích thước hạch ngày càng to dần kèm theo nổi hạch vùng nách, bẹn, sốt cao, sụt cân.
Bác sĩ khoa Huyết học tặng hoa chúc mừng bệnh nhân Dương Văn Quang. Ảnh: Phương Vy-TTXVN |
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân có hạch to vùng cổ, nách, bẹn kích thước khoảng 3x4cm với đặc điểm chắc, di động, không đau.
Các bác sỹ đã chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư hệ lympho (hay còn gọi là ung thư hạch) cần thực hiện hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư, sau đó ghép tế bào gốc để điều trị dứt điểm.
Sau khi tư vấn kỹ cho bệnh nhân, các bác sỹ tiến hành tách tế bào gốc và lưu trữ trong dung dịch HES 12%/DMSO 10%/Albumin 8% ở nhiệt độ - 80 độ C, sau đó điều trị 8 đợt hóa trị để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư.
Khi tế bào ung thư bị tiêu diệt hoàn toàn, bệnh nhân được ghép trở lại tế bào gốc đã được lưu trữ trước đó. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn và tháng sau có thể đi làm trở lại.
Theo Bác sỹ Lê Phước Đậm, Khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy, trước đây việc ghép tế bào gốc tại Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp bảo quản tế bào gốc trong dung dịch DMSO 5% lưu trữ trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C.
Phương pháp này cần có các phương tiện trang thiết bị hiện đại, thời gian ghép lâu, khoảng 180 phút và để lại nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp.
Các bác sĩ thực hiện ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự than cho anh Dương Văn Quang. Ảnh: Phương Vy-TTXVN |
Do vậy, Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định sang Nhật Bản học kỹ thuật ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự thân lưu trữ ở nhiệt độ -80 độ C trong dung dịch HES 12%/DMSO 10%/Albumin 8%.
Đây là phương pháp tối ưu nhất hiện nay trong việc ghép tế bào gốc trên thế giới do có thời gian lưu trữ khoảng 5 năm, chi phí bảo quản tế bào gốc thấp, thời gian ghép khoảng 60 phút, ít tác dụng phụ hơn. Mặt khác, chi phí của phương pháp mới này chỉ ở khoảng 50 triệu đồng/bệnh nhân và bằng một nửa chi phí so với phương pháp cũ.
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công phương pháp này, tuy nhiên theo bác sỹ Suzanne Thanh Thanh, kỹ thuật này không quá khó, cũng không cần các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền.
Các bệnh viện chỉ cần trang bị một chiếc tủ đông có nhiệt độ -80 độ C, một bác sỹ và 2 điều dưỡng là có thể thực hiện được. Do vậy, một số bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh có chuyên khoa Huyết học có thể ứng dụng để điều trị cho bệnh nhân.
Theo các bác sỹ, phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị giúp tăng tỷ lệ đạt lui bệnh, thời gian sống được kéo dài hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể điều trị khỏi một số bệnh.
Từ năm 1995, Việt Nam lần đầu tiên tiếp cận với kỹ thuật ghép tế bào gốc và hiện có 10 bệnh viện ghép tế bào gốc với hơn 500 trường hợp thành công.
Ghép tế bào gốc được ứng dụng trong nhiều bệnh lý như các bệnh lý ác tính của hệ tạo máu, đau tủy, ung thư tạng đặc, các bệnh lý nội khoa như nhồi máu cơ tim, tiểu đường, thoái hóa khớp, thậm chí là ứng dụng trong thẩm mỹ, làm đẹp da.../.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi