Làm giàu trên vùng đất khô cằn
Ông Lê Văn Sơn (sinh năm 1953) ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) được bà con trong vùng nể phục không chỉ làm kinh tế giỏi, con cái học hành thành đạt, mà còn bởi những đóng góp của gia đình ông cho địa phương. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, ông Sơn luôn có ý chí vượt khó, vươn lên thoát nghèo. Sau khi lập gia đình, cuộc sống vợ chồng ông gặp không ít khó khăn, tài sản duy nhất là vài sào ruộng sỏi cát, cằn cỗi, mỗi năm chỉ sản xuất được một vụ lúa. Thu nhập không đủ trang trải, vợ chồng ông Sơn phải làm đủ nghề để sinh nhai.
Không nản lòng, với bản chất cần cù, ông Sơn cùng vợ quyết tâm lao động. Sau thời gian tích góp, gia đình ông sắm được con bò và mua thêm đất, ruộng. Đến khi Nhà nước đầu tư xây dựng đập Hồ Sông Quao, nguồn nước được đưa về tận đồng ruộng, ông đã mạnh dạn san ủi, cải tạo đất sỏi cát thành đất ruộng và đào ao. Từ đó, sản xuất lúa thuận lợi hơn, mỗi năm làm được ba vụ. Với ba ha lúa, hằng năm gia đình thu hoạch trên 30 tấn lúa, trừ đi chi phí mỗi năm thu lãi từ 50- 60 triệu đồng. Kết hợp với nuôi lợn, bò… kinh tế gia đình dần đi vào ổn định.
Nhận thấy đặc điểm của huyện Hàm Thuận Bắc với 80% làm nghề nông, ông Sơn đã vay vốn ngân hàng mở cửa hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vật liệu xây dựng. Năm 2010, thấy rõ hiệu quả kinh tế mà cây thanh long đem lại. Gia đình ông Sơn đã đầu tư trồng 3.000 trụ thanh long và đầu tư hai bình hạ thế 76KW và 100KW để chong đèn thanh long trái vụ. Ngoài cung cấp điện cho diện tích thanh long của mình, ông Sơn còn cung cấp điện cho bà con xung quanh không có điều kiện đầu tư bình hạ thế. Diện tích ao hồ chứa nước phục vụ thanh long được ông Sơn tận dụng để nuôi cá nước ngọt.
Ngoài ra, gia đình ông Sơn còn sắm thêm hai chiếc xe tải, một xe ủi để đáp ứng sản xuất, kinh doanh của gia đình và phục vụ nhu cầu của bà con. Từ năm 2014 đến nay, từ việc kinh doanh, trồng thanh long, nuôi cá… sau khi trừ phí, gia đình ông Sơn thu về hơn 3,6 tỷ đồng. Có được ngày hôm nay là cả quá trình dài miệt mài, hăng say lao động cùng ý chí vượt khó đáng nể của vợ chồng ông Sơn. Tuy nhiên, điều ông Sơn tâm đắc nhất, tự hào nhất chính là sự hiếu học và thành đạt của các con.
Ông Lê Văn Sơn cho biết, dù lao động vất vả, nhưng việc học hành của các con luôn đặt lên hàng đầu, bởi chỉ có kiến thức, có hiểu biết mới có sự nghiệp, có cuộc sống ấm no. Hiện 5 người con của ông đều ăn học thành tài, có đời sống kinh tế ổn định. Đó là một phần thưởng vô giá, bù đắp lại những quãng thời gian cơ cực của vợ chồng ông. Với quan niệm sống là chia sẻ, ông Lê Văn Sơn cùng gia đình luôn là những người tiên phong trong các phong trào, các hoạt động xã hội tại địa phương. Trích lợi nhuận từ làm ăn, ông dành hàng trăm suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học ở trong xã, thường xuyên vận động các nhà hảo tâm tặng dụng cụ học tập sách vở để các em tiếp tục đến trường…
Trong phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới, ông Sơn luôn là người hưởng ứng tích cực nhất. Năm 2016, thấy đường sá xuống cấp, bà con đi lại khó khăn, ông đã hỗ trợ 40 triệu đồng cùng nhân dân sửa chữa 200 mét đường giao thông nông thôn giúp bà con đi lại thuận tiện hơn. Đồng thời, ông còn vận động các chuyên gia, các công ty về địa phương tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho bà con nông dân trong vùng để sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn.
Ông Huỳnh Văn Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hàm Chính cho biết: ông Nguyễn Văn Sơn nhiều năm liền là gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Ngoài làm kinh tế giỏi, trong các phong trào tại địa phương, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới, tiếp bước cho em đến trường… ông Lê Văn Sơn là một trong những người tiêu biểu đi đầu, đóp góp nhiều công sức góp phần xây dựng địa phương.
Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi cá lóc, trồng thanh long
Rời quê hương Bình Định, anh Trương Hoài Phong vào vùng đất Ba Đăng, xã Tân Hải, thị xã La Gi (Bình Thuận) với hai bàn tay trắng. Thời gian đầu,vợ chồng anh làm nghề mua bán hải sản với thu nhập chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống. Quyết tâm làm ăn, từ nguồn vốn tích góp và vay mượn, vợ chồng anh mua được 2 ha đất. Tuy nhiên, đất bạc màu nên không thể canh tác các loại cây trồng.
Không chịu đứng nhìn cảnh có đất mà không thể sản xuất, anh Trương Hoài Phong đã tự tìm tòi, tham gia các lớp chuyển giao khoa học công nghệ. Hưởng ứng nghị quyết của thị xã La Gi về chuyển đổi cây trồng trên đất bạc màu, năm 2007, vợ chồng anh Phong đã mạnh dạn đầu tư trồng 1,5 ha thanh long và đào ao nuôi cá lóc bông. Sau gần 10 năm cần cù, hăng say lao động, đến nay, quy mô nuôi trồng của gia đình anh Phong phát triển khá lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện gia đình mở rộng diện tích trồng thanh long lên đến 2,5 ha và 3 ao nuôi cá lóc rộng hơn 8 sào. Mỗi năm, gia đình thu lãi hơn 900 triệu đồng và giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương.
Anh Trương Hoài Phong là người tiên phong trong việc nuôi cá lóc bông đem lại hiệu quả cao, được bà con trong vùng học tập. Nắm được đặc điểm của loại cá lóc có khả năng chịu đựng môi trường nước với hàm lượng ôxy thấp, sức chống chịu bệnh tốt lại có giá trị kinh tế... vợ chồng anh miệt mài bỏ công chăm sóc. Đồng thời, vợ chồng anh tận dụng nguồn hải sản bị loại từ việc thu mua hải sản làm thức ăn cho cá. Sau thời gian nuôi, vợ chồng anh vui mừng khi cá phát triển ổn định và lớn nhanh, tỷ lệ chết thấp. "Cá sau khi thu hoạch được các thương lái thu mua với giá từ 45- 50 nghìn đồng/kg, nhu cầu thị trường tiêu thụ khá lớn. Vụ cá đầu tiên anh thu về hàng trăm triệu đồng. Gia đình anh tiếp tục mở rộng diện tích ao nuôi và phát triển sản xuất với quy mô lớn như hiện nay", anh Phong cho biết.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi, anh Phong cho biết: Nuôi cá lóc bông không khó, chi phí đầu tư thấp mà hiệu quả cao. Khâu quan trọng là chuẩn bị ao nuôi. Ao nuôi phải có đầy đủ các điều kiện như nguồn nước trong sạch, đảm bảo vệ sinh, độ sâu tối thiểu là 2,5m... Trước khi thả cá, ao phải nạo vét bùn, rải vôi đáy và phơi nắng ao vài ngày rồi mới dẫn nước vào. Không nuôi chung cá lóc với các loại cá khác. Thức ăn chủ yếu của cá là các loại cá nhỏ, ốc, cua...
Theo anh Phong, sự thành công của anh hôm nay không thể thiếu sự kiên định, đồng thuận giữa hai vợ chồng và sự tìm tòi, chịu khó giao lưu học hỏi không ngừng của bản thân. Ông Phạm Văn Mười, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã La Gi cho biết: anh Trương Hoài Phong là một điển hình tiên tiến về sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương. Mô hình phát triển kinh tế của anh khá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây. Không chỉ lo phát triển kinh tế gia đình, anh Phong còn sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, nhiệt tình hướng dẫn bà con trong vùng cùng nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo.
Ông Lê Văn Sơn (sinh năm 1953) ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) được bà con trong vùng nể phục không chỉ làm kinh tế giỏi, con cái học hành thành đạt, mà còn bởi những đóng góp của gia đình ông cho địa phương. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, ông Sơn luôn có ý chí vượt khó, vươn lên thoát nghèo. Sau khi lập gia đình, cuộc sống vợ chồng ông gặp không ít khó khăn, tài sản duy nhất là vài sào ruộng sỏi cát, cằn cỗi, mỗi năm chỉ sản xuất được một vụ lúa. Thu nhập không đủ trang trải, vợ chồng ông Sơn phải làm đủ nghề để sinh nhai.
Không nản lòng, với bản chất cần cù, ông Sơn cùng vợ quyết tâm lao động. Sau thời gian tích góp, gia đình ông sắm được con bò và mua thêm đất, ruộng. Đến khi Nhà nước đầu tư xây dựng đập Hồ Sông Quao, nguồn nước được đưa về tận đồng ruộng, ông đã mạnh dạn san ủi, cải tạo đất sỏi cát thành đất ruộng và đào ao. Từ đó, sản xuất lúa thuận lợi hơn, mỗi năm làm được ba vụ. Với ba ha lúa, hằng năm gia đình thu hoạch trên 30 tấn lúa, trừ đi chi phí mỗi năm thu lãi từ 50- 60 triệu đồng. Kết hợp với nuôi lợn, bò… kinh tế gia đình dần đi vào ổn định.
Mỗi năm, ông Sơn thu về hơn 3,6 tỷ đồng từ việc kinh doanh, trồng thanh long, nuôi cá… Ảnh minh họa: vietdragonfruit.com |
Nhận thấy đặc điểm của huyện Hàm Thuận Bắc với 80% làm nghề nông, ông Sơn đã vay vốn ngân hàng mở cửa hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vật liệu xây dựng. Năm 2010, thấy rõ hiệu quả kinh tế mà cây thanh long đem lại. Gia đình ông Sơn đã đầu tư trồng 3.000 trụ thanh long và đầu tư hai bình hạ thế 76KW và 100KW để chong đèn thanh long trái vụ. Ngoài cung cấp điện cho diện tích thanh long của mình, ông Sơn còn cung cấp điện cho bà con xung quanh không có điều kiện đầu tư bình hạ thế. Diện tích ao hồ chứa nước phục vụ thanh long được ông Sơn tận dụng để nuôi cá nước ngọt.
Ngoài ra, gia đình ông Sơn còn sắm thêm hai chiếc xe tải, một xe ủi để đáp ứng sản xuất, kinh doanh của gia đình và phục vụ nhu cầu của bà con. Từ năm 2014 đến nay, từ việc kinh doanh, trồng thanh long, nuôi cá… sau khi trừ phí, gia đình ông Sơn thu về hơn 3,6 tỷ đồng. Có được ngày hôm nay là cả quá trình dài miệt mài, hăng say lao động cùng ý chí vượt khó đáng nể của vợ chồng ông Sơn. Tuy nhiên, điều ông Sơn tâm đắc nhất, tự hào nhất chính là sự hiếu học và thành đạt của các con.
Ông Lê Văn Sơn cho biết, dù lao động vất vả, nhưng việc học hành của các con luôn đặt lên hàng đầu, bởi chỉ có kiến thức, có hiểu biết mới có sự nghiệp, có cuộc sống ấm no. Hiện 5 người con của ông đều ăn học thành tài, có đời sống kinh tế ổn định. Đó là một phần thưởng vô giá, bù đắp lại những quãng thời gian cơ cực của vợ chồng ông. Với quan niệm sống là chia sẻ, ông Lê Văn Sơn cùng gia đình luôn là những người tiên phong trong các phong trào, các hoạt động xã hội tại địa phương. Trích lợi nhuận từ làm ăn, ông dành hàng trăm suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học ở trong xã, thường xuyên vận động các nhà hảo tâm tặng dụng cụ học tập sách vở để các em tiếp tục đến trường…
Trong phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới, ông Sơn luôn là người hưởng ứng tích cực nhất. Năm 2016, thấy đường sá xuống cấp, bà con đi lại khó khăn, ông đã hỗ trợ 40 triệu đồng cùng nhân dân sửa chữa 200 mét đường giao thông nông thôn giúp bà con đi lại thuận tiện hơn. Đồng thời, ông còn vận động các chuyên gia, các công ty về địa phương tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho bà con nông dân trong vùng để sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn.
Ông Huỳnh Văn Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hàm Chính cho biết: ông Nguyễn Văn Sơn nhiều năm liền là gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Ngoài làm kinh tế giỏi, trong các phong trào tại địa phương, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới, tiếp bước cho em đến trường… ông Lê Văn Sơn là một trong những người tiêu biểu đi đầu, đóp góp nhiều công sức góp phần xây dựng địa phương.
Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi cá lóc, trồng thanh long
Rời quê hương Bình Định, anh Trương Hoài Phong vào vùng đất Ba Đăng, xã Tân Hải, thị xã La Gi (Bình Thuận) với hai bàn tay trắng. Thời gian đầu,vợ chồng anh làm nghề mua bán hải sản với thu nhập chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống. Quyết tâm làm ăn, từ nguồn vốn tích góp và vay mượn, vợ chồng anh mua được 2 ha đất. Tuy nhiên, đất bạc màu nên không thể canh tác các loại cây trồng.
Không chịu đứng nhìn cảnh có đất mà không thể sản xuất, anh Trương Hoài Phong đã tự tìm tòi, tham gia các lớp chuyển giao khoa học công nghệ. Hưởng ứng nghị quyết của thị xã La Gi về chuyển đổi cây trồng trên đất bạc màu, năm 2007, vợ chồng anh Phong đã mạnh dạn đầu tư trồng 1,5 ha thanh long và đào ao nuôi cá lóc bông. Sau gần 10 năm cần cù, hăng say lao động, đến nay, quy mô nuôi trồng của gia đình anh Phong phát triển khá lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện gia đình mở rộng diện tích trồng thanh long lên đến 2,5 ha và 3 ao nuôi cá lóc rộng hơn 8 sào. Mỗi năm, gia đình thu lãi hơn 900 triệu đồng và giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương.
Anh Phong chia sẻ nuôi cá lóc bông không khó, chi phí thấp mà hiệu quả cao. Ảnh minh họa: baomoi.com |
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi, anh Phong cho biết: Nuôi cá lóc bông không khó, chi phí đầu tư thấp mà hiệu quả cao. Khâu quan trọng là chuẩn bị ao nuôi. Ao nuôi phải có đầy đủ các điều kiện như nguồn nước trong sạch, đảm bảo vệ sinh, độ sâu tối thiểu là 2,5m... Trước khi thả cá, ao phải nạo vét bùn, rải vôi đáy và phơi nắng ao vài ngày rồi mới dẫn nước vào. Không nuôi chung cá lóc với các loại cá khác. Thức ăn chủ yếu của cá là các loại cá nhỏ, ốc, cua...
Theo anh Phong, sự thành công của anh hôm nay không thể thiếu sự kiên định, đồng thuận giữa hai vợ chồng và sự tìm tòi, chịu khó giao lưu học hỏi không ngừng của bản thân. Ông Phạm Văn Mười, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã La Gi cho biết: anh Trương Hoài Phong là một điển hình tiên tiến về sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương. Mô hình phát triển kinh tế của anh khá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây. Không chỉ lo phát triển kinh tế gia đình, anh Phong còn sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, nhiệt tình hướng dẫn bà con trong vùng cùng nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo.
Hồng Hiếu