Lực lượng chức năng tiến hành tiêu huỷ lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Thanh Sang – TTXVN |
Sau khi dịch bệnh xảy ra, tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành các biện pháp khẩn cấp phòng chống, bao vây khoanh vùng và dập dịch; thành lập 18 chốt, trạm kiểm dịch tại các cửa ngõ ra vào tỉnh và vùng có dịch. Đáng chú ý, tỉnh đã khuyến khích các hộ chăn nuôi và chính quyền cơ sở tiêu hủy xác lợn chết bằng phương pháp đốt rồi mới chôn lấp.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, phương pháp này có ưu điểm là trong quá trình đốt, một phần vi khuẩn truyền bệnh đã chết, nên khi chôn xuống đất hạn chế ô nhiễm nguồn nước rất nhiều; khối lượng và trọng lượng của xác động vật giảm rất nhiều trong quá trình đốt, nên giảm đáng kể diện tích chôn lấp. Cho đến thời điểm này, đã có khoảng 40- 50% số lợn chết cho dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh được tiêu hủy bằng phương pháp đốt trước khi chôn lấp.
Theo thống kê từ đầu tháng 6/2019, tổng đàn lợn của tỉnh Lâm Đồng là hơn 402.000 con; trong đó huyện Đức Trọng là địa phương chăn nuôi nhiều nhất với 92.000 con.
Theo thông tin từ UBND huyện Đức Trọng, vào cuối giờ chiều ngày 1/7, địa phương này đã tổ chức công bố dịch tả lợn châu Phi ở quy mô cấp huyện; đồng thời triển khai các biện pháp khẩn cấp đối với vùng có dịch theo quy định.
Chu Quốc Hùng