Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng Lâm Minh Hoàng cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các ngành chức năng kịp thời tiêu hủy 255 con lợn nhiễm dịch tả châu Phi với tổng trọng lượng gần 5.500 kg. Đây là số lợn mới được phát hiện bị nhiễm bệnh vận chuyển qua địa bàn tỉnh sau thời gian gần 6 tháng tỉnh Sóc Trăng công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.
Ngày 23/2, theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Thú y vùng III (Cục Thú y) vừa công bố kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trên lợn (máu, biểu mô) tại chuồng chăn nuôi lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Bang (khu 4, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, phát hiện virus lở mồm long móng serotype O trong mẫu kiểm tra.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk), từ đầu năm đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 371 hộ, 113 thôn/buôn, 49 xã/phường/thị trấn, thuộc 13 huyện của tỉnh. Số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 2.520 con; khối lượng tiêu hủy 142.796 kg.
Ngày 12/8, Ủy ban nhân dân xã Mường Nhé (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) phối hợp với các cơ quan chuyên môn đã tiến hành tiêu hủy 16 con lợn bị nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi, với tổng trọng lượng khoảng 560 kg của một gia đình trên địa bàn.
Tại cuộc Họp báo chiều ngày 1/7 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng tổ chức, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi ở các xã Liên Hiệp, Phú Hội, thị trấn Liên Nghĩa của huyện Đức Trọng và xã Gia Viễn của huyện Cát Tiên. Tổng số lợn bị chết là 785 con tại 48 hộ chăn nuôi, đã tiến hành tiêu hủy 770 con với trọng lượng trên 104.000 kg.
Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 221 xã tại 8/8 huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình. Mặc dù cơ quan thú y đã hướng dẫn các biện pháp, quy trình, kỹ thuật tiêu hủy lợn mắc bệnh, song tại xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng vẫn có tình trạng xác lợn ốm, lợn chết vứt bừa bãi, tiêu hủy không theo quy trình, ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lây lan mầm bệnh, khiến việc phòng, chống dịch khó kiểm soát.