Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng Lâm Minh Hoàng cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các ngành chức năng kịp thời tiêu hủy 255 con lợn nhiễm dịch tả châu Phi với tổng trọng lượng gần 5.500 kg. Đây là số lợn mới được phát hiện bị nhiễm bệnh vận chuyển qua địa bàn tỉnh sau thời gian gần 6 tháng tỉnh Sóc Trăng công bố hết dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.
Theo ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh cho biết, trung bình, mỗi tháng, tỉnh chỉ tiêu thụ hết 40.000 con lợn thịt (tăng lên khoảng 55.000-60.000 con dịp Tết) trong khi tổng đàn của tỉnh còn nhiều, các trang trại lớn vẫn đang an toàn với dịch bệnh. Nguyên nhân giá lợn tăng mạnh là do xu thế chung của cả nước khi miền Bắc và một số tỉnh miền Nam có lượng lợn mắc bệnh quá lớn.
Tại hội nghị “Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch công tác năm 2020” do Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 16/12, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, tốc độ chăn nuôi sẽ tiếp tục phát triển và yêu cầu Cục Thú y phải nhận dạng những khó khăn để tập trung các giải pháp ngay từ đầu năm 2020, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Cục Thú y không chỉ có nhiệm vụ là phòng, chống dịch bệnh mà còn phải xúc tiến thương mại.
Mặc dù ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo người chăn nuôi chậm tái đàn, bởi hiện tại mầm bệnh dịch tả châu Phi còn tiềm ẩn trong môi trường và khả năng tái phát dịch trở lại rất cao, nhưng trước việc giá lợn hơi tăng mạnh trong những ngày qua, nhiều hộ chăn nuôi có xu hướng đua nhau tái đàn nhằm đón đầu nhu cầu thị trường sử dụng tăng mạnh vào dịp lễ, tết, cuối năm, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.
Tại cuộc Họp báo chiều ngày 1/7 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng tổ chức, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi ở các xã Liên Hiệp, Phú Hội, thị trấn Liên Nghĩa của huyện Đức Trọng và xã Gia Viễn của huyện Cát Tiên. Tổng số lợn bị chết là 785 con tại 48 hộ chăn nuôi, đã tiến hành tiêu hủy 770 con với trọng lượng trên 104.000 kg.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có hướng dẫn về việc kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đây là một trong những biện pháp nhằm ổn định chăn nuôi cũng như việc tái đàn khi đã kiểm soát được bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Mặc dù các địa phương trong cả nước đồng loạt thực hiện các biện pháp ngăn chặn lây lan của bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng, đến nay bệnh dịch này vẫn diễn biến phức tạp và lan rộng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện dịch tả lợn châu Phi lan nhanh tại các tỉnh phía Bắc; trong đó, bệnh đã xuất hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự báo, thời gian tới, dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lây lan từ các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh phía Nam và từ Campuchia qua các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt Nam; trong đó có An Giang là rất cao. Việc lây bệnh chủ yếu là do mua bán, vận chuyển lợn từ những nơi có dịch.