Lá chắn hạt nhân Nga hầu như bất khả xâm phạm

Lá chắn hạt nhân Nga hầu như bất khả xâm phạm
Lá chắn hạt nhân Nga hầu như bất khả xâm phạm ảnh 1
Tên lửa Nga. Ảnh: TASS
Những tên lửa này có khả năng vượt qua các đại dương và lục địa, song không một tên lửa nào trong số này bay mà không có hệ thống phóng. Các tổ hợp phóng dành cho hệ thống tên lửa chiến lược do một doanh nghiệp duy nhất của Nga chế tạo: Cục nghiên cứu trung ương Titan. Cho tới đầu những năm 90 của thế kỷ trước, sự tồn tại của doanh nghiệp này không hề được biết tới.
Tổng giám đốc Titan, ông Victor Shurigin cho biết về các hệ thống này: "Một mặt, chúng ta cần đáp ứng, đảm bảo sức tải cho tải trọng lớn, tức là tên lửa. Mặt khác, chúng ta phải đảm bảo khả năng (hệ thống) di chuyển trên đường, cầu công cộng. Thứ ba, chúng ta phải đảm bảo rằng tên lửa có thể phóng đi trên nền đất yếu".
Xe chở, giống như một con kiến ​​có thể kéo trọng lượng nặng hơn trọng lượng xe gấp ba lần và đảm bảo có thể phóng tên lửa từ bất cứ điểm nào, ngay cả tại nơi có địa hình khó khăn. Điều này khiến cho hệ thống tên lửa chiến lược, nếu không phải là bất khả xâm phạm, thì ít nhất cũng khó tiêu diệt.
Các chuyên gia quân sự phương Tây tính rằng để tiêu diệt một hệ thống tên lửa di động của Nga, cần phóng đi vài chục tên lửa. Để đánh chặn tên lửa liên lục địa cần không ít hơn 50 đầu đạn.
Phó Tổng giám đốc Titan phụ trách thiết kế, ông Valery Serov cho biết: "Tất cả các sáng kiến ​​xuất hiện trong kỹ thuật, và tất cả các sáng kiến xuất hiện, ví dụ, trong công nghệ phát triển các sản phẩm mới, đều không thể qua được nó. Và ở đây, có thể nói, tổng thể thiết kế của chúng tôi nếu không đi trước toàn bộ hành tinh, thì cũng ở một trong những vị trí hàng đầu".
Tác giả của hơn 150 công trình khoa học và phát minh Viktor Shurigin hiện vẫn tiếp tục đăng ký bằng sáng chế những phát triển độc đáo để vũ khí Nga mạnh hơn, chính xác và tin cậy hơn.

Có thể bạn quan tâm