Quýt hồng dùng để ăn tươi, vắt lấy nước, là thức uống rất bổ, đặc biệt là với người bị suy nhược sức khỏe |
Chuẩn bị đất, giống cây và cách trồng:
- Cần chọn đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt... Vườn phải có đê bao chống lũ.
- Quýt hồng chủ yếu được trồng bằng nhánh chiết nên cần chọn giống từ cây mẹ 5 năm tuổi trở lên, sạch bệnh, khỏe, quả nhiều và to.
- Chuẩn bị mô có chiều cao 40 - 60 cm, đường kính 60 - 80 cm, đào hố giữa mô, trộn đều đất với 5 - 10 kg phân chuồng, 1 kg phân Super lân và 0,5 kg vôi cho vào hố trước khi đặt cây con.
- Đặt cây xuống giữa mô sao cho mặt bầu ngang bằng mặt mô, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc giữ cho cây không bị gió làm lung lay và tưới đủ nước, mật độ trồng từ 600 - 700 cây/ha.
Quýt cần nhiều nước, nhất là thời kỳ ra hoa kết trái nhưng cũng rất sợ ngập úng |
Chăm sóc:
- Cần dựng hàng cây chắn gió nhằm ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh và hạn chế thiệt hại do gió bão. Các loại cây sử dụng làm cây chắn gió là: dâm bụt, tràm...
- Vào mùa nắng cần tưới nước thường xuyên cho cây, đồng thời tạo rãnh thoát nước kịp thời trong mùa mưa để tránh ngập úng.
- Phân bón được chia làm 4 - 6 đợt để bón cho cây từ 1 - 3 năm tuổi. Sau khi trồng nên dùng phân urê hoặc phân DAP với liều lượng 40g hoà tan trong 10 lít nước để tưới cho cây (2 tháng/lần). Khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc. Hàng năm bón phân hữu cơ từ 5 - 10 kg/cây.
Thường xuyên theo dõi, phát hiện triệu chứng sâu gây hại trên trái cây để có biện pháp xử lý kịp thời |
Quản lý sâu bệnh:
- Giai đoạn từ khi ra hoa đến đậu trái (khoảng 30 ngày), cần quản lý các đối tượng sâu và bệnh hại như: rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rầy mềm…
Chương Đài - Văn Trí