Trong không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, ngày 30/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã tổ chức trong thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh (11/4/1900 -11/4/2020), 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945 - 30/6/2020) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Thành phố Yên Bái khang trang, hiện đại. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi hoa chúc mừng.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương kết nghĩa với tỉnh Yên Bái... đã dự Lễ kỷ niệm.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương kết nghĩa với tỉnh Yên Bái... đã dự Lễ kỷ niệm.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng chúc mừng, biểu dương những thành tựu to lớn mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, Yên Bái vẫn là một tỉnh khó khăn, quy mô kinh tế nhỏ; năng lực cạnh tranh còn thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; văn hóa - xã hội có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn…
Thường trực Ban Bí thư tin tưởng Đảng bộ, chính quyền cùng toàn thể nhân dân các dân tộc Yên Bái với truyền thống đoàn kết, đồng lòng quyết tâm khắc phục khó khăn để xây dựng Yên Bái phát triển xanh, hài hòa và trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Trung du, miền núi phía Bắc.
Đảng bộ tỉnh Yên Bái cần nhận thức đầy đủ những lợi thế cũng như những khó khăn thách thức để tiếp tục phát huy tiềm năng lợi thế, thu hút các nguồn lực, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, coi trọng phát triển nông nghiệp tập trung hàng hóa áp dụng công nghệ cao, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng di dân tái định cư. Tỉnh phát huy, sử dụng mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực nội sinh để xây dựng quê hương Yên Bái phát triển xanh, hài hòa, đồng thời quan tâm xây dựng nông thôn mới.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị, trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và đồng bào các dân tộc của tỉnh Yên Bái cần phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của vùng đất giàu truyền thống cách mạng, quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Tỉnh cần tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, tạo tiền đề vững chắc để Yên Bái phát triển thành tỉnh khá trong khu vực miền núi phía Bắc.
Đảng bộ tỉnh Yên Bái cần nhận thức đầy đủ những lợi thế cũng như những khó khăn thách thức để tiếp tục phát huy tiềm năng lợi thế, thu hút các nguồn lực, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, coi trọng phát triển nông nghiệp tập trung hàng hóa áp dụng công nghệ cao, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng di dân tái định cư. Tỉnh phát huy, sử dụng mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực nội sinh để xây dựng quê hương Yên Bái phát triển xanh, hài hòa, đồng thời quan tâm xây dựng nông thôn mới.
Các cấp các ngành và nhân dân tỉnh Yên Bái phải chú trọng bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên rừng, khoáng sản...; không ngừng chăm lo phát triển văn hóa xã hội, đào tạo, xây dựng con người Yên Bái thân thiện, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tỉnh chú trọng phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng thế quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Yên Bái cần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh; đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ cấp cơ sở…
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bào các dân tộc Yên Bái cùng nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa của đồng bào Kinh, Tày, Dao... ở nhiều nơi trong tỉnh đã liên tục nổ ra đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, cướp ruộng đất… Đỉnh cao của tinh thần yêu nước đó là cuộc Khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức yêu nước Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng đã gây một tiếng vang lớn trong phong trào cách mạng yêu nước của Việt Nam và trên thế giới lúc bấy giờ; sự hy sinh oanh liệt của Nguyễn Thái Học và các chí sỹ yêu nước trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 với tinh thần quả cảm, bất khuất "Chết vì Tổ quốc, chết vinh quang" đã khích lệ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí quật khởi của nhân dân Yên Bái và lan rộng ra cả nước đứng lên đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.
Đặc biệt, mùa Xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đã mở ra một trang sử mới cho lịch sử cách mạng Việt Nam, tác động mạnh mẽ đến Yên Bái. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tập hợp, đoàn kết, đi theo cách mạng. Đến đầu năm 1945, nhiều cơ sở cách mạng đã được hình thành, phát triển ở khắp các huyện trong tỉnh, tạo khí thế cách mạng của quần chúng dâng cao. Ngày 7/5/1945, Chi bộ Đảng thị xã Yên Bái được thành lập. Đây là chi bộ đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Từ hạt giống đỏ này, phong trào cách mạng đã lan rộng khắp nơi.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường trong chiến tranh cách mạng, đem hết sức lực, trí tuệ vượt qua khó khăn, chiến đấu bảo vệ quê hương, khắc phục hậu quả, hàn gắn vết thương chiến tranh; cùng cả nước chi viện cho miền Nam, góp phần làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước bộn bề khó khăn của cả nước vào thời điểm đó, cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trên cả nước, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh từng bước giành được những thành tựu quan trọng, đẩy lùi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa cách mạng Việt Nam bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.
Dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Ôn lại những mốc son trong chặng đường xây dựng và phát triển của tỉnh Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, trong chặng đường 120 năm qua, tỉnh Yên Bái vô cùng tự hào về những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt được. Trong chặng đường ấy, với 75 năm xây dựng, trưởng thành, Đảng bộ tỉnh luôn giữ vai trò tiên phong, lãnh đạo quân, nhân dân các dân tộc Yên Bái vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập nhiều chiến công và thành tựu to lớn.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bào các dân tộc Yên Bái cùng nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa của đồng bào Kinh, Tày, Dao... ở nhiều nơi trong tỉnh đã liên tục nổ ra đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, cướp ruộng đất… Đỉnh cao của tinh thần yêu nước đó là cuộc Khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức yêu nước Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học khởi xướng. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng đã gây một tiếng vang lớn trong phong trào cách mạng yêu nước của Việt Nam và trên thế giới lúc bấy giờ; sự hy sinh oanh liệt của Nguyễn Thái Học và các chí sỹ yêu nước trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 với tinh thần quả cảm, bất khuất "Chết vì Tổ quốc, chết vinh quang" đã khích lệ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí quật khởi của nhân dân Yên Bái và lan rộng ra cả nước đứng lên đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.
Đặc biệt, mùa Xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đã mở ra một trang sử mới cho lịch sử cách mạng Việt Nam, tác động mạnh mẽ đến Yên Bái. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tập hợp, đoàn kết, đi theo cách mạng. Đến đầu năm 1945, nhiều cơ sở cách mạng đã được hình thành, phát triển ở khắp các huyện trong tỉnh, tạo khí thế cách mạng của quần chúng dâng cao. Ngày 7/5/1945, Chi bộ Đảng thị xã Yên Bái được thành lập. Đây là chi bộ đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Từ hạt giống đỏ này, phong trào cách mạng đã lan rộng khắp nơi.
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng của tỉnh tiếp thu gia tài đổ nát do chế độ cũ để lại: công nghiệp phá sản, nông nghiệp đình đốn, tài chính kiệt quệ, nạn đói đe dọa trầm trọng, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội phức tạp...Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, chính quyền công nông non trẻ vẫn đứng vững, chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của bọn phản cách mạng; lãnh đạo nhân dân các dân tộc động viên cao độ sức người, sức giải phóng quê hương, cùng cả nước góp phần làm nên Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng miền Bắc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường trong chiến tranh cách mạng, đem hết sức lực, trí tuệ vượt qua khó khăn, chiến đấu bảo vệ quê hương, khắc phục hậu quả, hàn gắn vết thương chiến tranh; cùng cả nước chi viện cho miền Nam, góp phần làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước bộn bề khó khăn của cả nước vào thời điểm đó, cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trên cả nước, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh từng bước giành được những thành tựu quan trọng, đẩy lùi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa cách mạng Việt Nam bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.
Quảng trường 19-8 rợp cờ hoa chào mừng Kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Bước vào giai đoạn xây dựng, kiến thiết đất nước, sau gần 30 năm tái lập tỉnh và gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Yên Bái anh hùng, đoàn kết một lòng, đồng tâm, hiệp lực, tự lực, tự cường, khơi dậy tiềm năng, phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực phục vụ xây dựng, phát triển quê hương. Đến nay, sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội 18 Đảng bộ tỉnh, với ý chí, tinh thần cách mạng tiến công, cùng khát vọng vươn lên mạnh mẽ, Yên Bái đã vượt lên mọi khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện, tạo nên diện mạo mới, sức sống xã hội mới, hình ảnh mới là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của Yên Bái hôm nay.
Dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Đức Tưởng
(TTXVN)