Có thể nói, tạo nên diện mạo nền âm nhạc hiện đại nước nhà trong nhiều thập niên qua là thế hệ nhạc sĩ nay đã ở tuổi từ 70 trở lên. Nhiều người đã qua đời, trong đó có những tên tuổi lớn gắn với những tác phẩm bất hủ mà nhiều thế hệ công chúng mãi mãi không thể quên. Đó là những tên tuổi lớn trong 2 cuộc kháng chiến giữ nước như Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Thi, Văn Chung, Huy Du, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Vân, Nguyễn Đức Toàn… Hòa bình lập lại, một lứa nhạc sĩ kế tiếp rất đông đảo với nhiều tài năng, nhiệt huyết xuất hiện cùng lớp đàn anh thời kháng chiến đã góp phần hoàn thiện thêm diện mạo nền âm nhạc nước nhà.
Và đến hôm nay, những bài hát như “Việt Nam quê hương tôi”, “Con kênh xanh xanh”, “Nhạc rừng”, “Làng tôi”, “Bài ca hy vọng”, “Lời ru trên nương”, “Chiếc khăn Piêu”... luôn được coi là những ca khúc đích thực, đã đi sâu vào tâm khảm biết bao người và gần như được tất cả mọi người yêu thích.
Tại Hội thảo “Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 60 năm đồng hành cùng dân tộc” mới đây, nhiều nhạc sĩ đã lên tiếng về hiện trạng sân khấu âm nhạc hiện nay. Theo họ, ngày nay không thiếu tiết mục ca nhạc mà người xem chẳng nhớ là bài hát gì, âm điệu ra sao vì mải nhìn dàn vũ nữ minh họa, nhiều khi đóng vai trò chính, hấp dẫn người xem. Những ca khúc được sáng tác quá dễ dãi với giai điệu sáo mòn, lời lẽ tùy tiện; giá trị thẩm mỹ chung của tác phẩm thanh nhạc hầu như rất ít, nếu không nói là phản thẩm mỹ, đang có khuynh hướng lan tràn, chế ngự các sân khấu ca nhạc.
Trước tình hình đó, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc cho rằng, nền âm nhạc Việt Nam có nguy cơ xuống cấp với việc phát triển tự phát của loại âm nhạc phục vụ giải trí mà ít tác động đến tư tưởng, tình cảm, điều ta thường gặp ở nhiều tác phẩm những giai đoạn trước.
Nhạc sĩ Nguyễn Đình San chia sẻ: Đáng tiếc là hiện nay, âm nhạc đích thực này ngày càng ít đi, nhường chỗ cho âm nhạc khác mà nếu chỉ nghe thì vô cùng sơ sài, nghèo nàn, rất khó rung động trái tim. Đó thực sự là âm nhạc giải trí, phục vụ những người vừa xem vừa làm cùng lúc nhiều việc khác mà chẳng phương hại gì đến quá trình tiếp thu tác phẩm.
Nhạc sĩ Nguyễn Đình San cho rằng: Công chúng không có lỗi trong việc thưởng thức văn nghệ, họ hấp thụ tác phẩm một cách tự nhiên. Ngay cả một bộ phận công chúng có gu thẩm mĩ còn thấp thì lỗi cũng không hoàn toàn ở họ mà ở người sản sinh ra tác phẩm, người truyền bá và bình luận, giới thiệu tác phẩm.
Đồng tình với những nhận định trên, nhạc sĩ Doãn Nho chia sẻ thêm: Trong công chúng, nhiều người cũng không thỏa mãn với loại ca khúc chỉ thuần túy giải trí. Họ vẫn có nhu cầu về thẩm mỹ, được nâng cao tư tưởng, tâm hồn. Dù thế nào chăng nữa, vẫn phải là nghệ thuật chứ không thể dễ dãi, tùy tiện.
Cùng chung quan điểm trên, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho rằng, có nhiều chương trình “khoác áo” trò chơi âm nhạc, sân chơi âm nhạc nhưng thực ra là quảng bá những sản phẩm chưa đủ độ “chín”. Việc chạy theo thị trường khiến cho giá trị thẩm mỹ chưa được nâng cao bằng giá trị kinh tế. Chúng ta cần phối hợp một cách có hiệu quả với các cơ quan quản lý, những nơi có chuyên môn cao như Hội Nhạc sĩ, Hội Văn học nghệ thuật để đời sống âm nhạc phong phú nhưng mang tính nhân văn, bản sắc của dân tộc Việt Nam hơn.
Trước thực tế không thể phủ nhận là phần lớn các sản phẩm ca nhạc trên truyền hình hiện nay đang theo theo xu thế lấy giải trí làm trọng tâm hoặc làm tiêu chí quan trọng bởi một lý do vô cùng đơn giản - “cơm, áo, gạo, tiền”, nhạc sĩ Đỗ Bảo cho rằng, dù giải trí là một địa hạt quan trọng không thể thiếu nhưng nếu các cơ quan quản lý văn hóa, các nghệ sĩ bàng quan, để mặc nó bao trùm, làm lu mờ các địa hạt khác quan trọng như khí nhạc, âm nhạc dân gian… thì đời sống âm nhạc sẽ nghèo nàn, thiên lệch. Chính vì vậy, cũng cần quan tâm giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ để mọi đối tượng có thể thưởng thức các sản phẩm âm nhạc trong môi trường lành mạnh, bổ ích.
Nhạc sỹ Lưu Hữu Phước. Ảnh: Nguồn Internet |
Và đến hôm nay, những bài hát như “Việt Nam quê hương tôi”, “Con kênh xanh xanh”, “Nhạc rừng”, “Làng tôi”, “Bài ca hy vọng”, “Lời ru trên nương”, “Chiếc khăn Piêu”... luôn được coi là những ca khúc đích thực, đã đi sâu vào tâm khảm biết bao người và gần như được tất cả mọi người yêu thích.
Nhạc sỹ Hoàng Vân. Ảnh: nguồn Internet. |
Tại Hội thảo “Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 60 năm đồng hành cùng dân tộc” mới đây, nhiều nhạc sĩ đã lên tiếng về hiện trạng sân khấu âm nhạc hiện nay. Theo họ, ngày nay không thiếu tiết mục ca nhạc mà người xem chẳng nhớ là bài hát gì, âm điệu ra sao vì mải nhìn dàn vũ nữ minh họa, nhiều khi đóng vai trò chính, hấp dẫn người xem. Những ca khúc được sáng tác quá dễ dãi với giai điệu sáo mòn, lời lẽ tùy tiện; giá trị thẩm mỹ chung của tác phẩm thanh nhạc hầu như rất ít, nếu không nói là phản thẩm mỹ, đang có khuynh hướng lan tràn, chế ngự các sân khấu ca nhạc.
Trước tình hình đó, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc cho rằng, nền âm nhạc Việt Nam có nguy cơ xuống cấp với việc phát triển tự phát của loại âm nhạc phục vụ giải trí mà ít tác động đến tư tưởng, tình cảm, điều ta thường gặp ở nhiều tác phẩm những giai đoạn trước.
Nhạc sĩ Nguyễn Đình San chia sẻ: Đáng tiếc là hiện nay, âm nhạc đích thực này ngày càng ít đi, nhường chỗ cho âm nhạc khác mà nếu chỉ nghe thì vô cùng sơ sài, nghèo nàn, rất khó rung động trái tim. Đó thực sự là âm nhạc giải trí, phục vụ những người vừa xem vừa làm cùng lúc nhiều việc khác mà chẳng phương hại gì đến quá trình tiếp thu tác phẩm.
Nhạc sĩ Nguyễn Đình San cho rằng: Công chúng không có lỗi trong việc thưởng thức văn nghệ, họ hấp thụ tác phẩm một cách tự nhiên. Ngay cả một bộ phận công chúng có gu thẩm mĩ còn thấp thì lỗi cũng không hoàn toàn ở họ mà ở người sản sinh ra tác phẩm, người truyền bá và bình luận, giới thiệu tác phẩm.
Đồng tình với những nhận định trên, nhạc sĩ Doãn Nho chia sẻ thêm: Trong công chúng, nhiều người cũng không thỏa mãn với loại ca khúc chỉ thuần túy giải trí. Họ vẫn có nhu cầu về thẩm mỹ, được nâng cao tư tưởng, tâm hồn. Dù thế nào chăng nữa, vẫn phải là nghệ thuật chứ không thể dễ dãi, tùy tiện.
Nhạc sỹ Doãn Nho. Ảnh: Nguồn thethaovanhoa.vn |
Cùng chung quan điểm trên, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho rằng, có nhiều chương trình “khoác áo” trò chơi âm nhạc, sân chơi âm nhạc nhưng thực ra là quảng bá những sản phẩm chưa đủ độ “chín”. Việc chạy theo thị trường khiến cho giá trị thẩm mỹ chưa được nâng cao bằng giá trị kinh tế. Chúng ta cần phối hợp một cách có hiệu quả với các cơ quan quản lý, những nơi có chuyên môn cao như Hội Nhạc sĩ, Hội Văn học nghệ thuật để đời sống âm nhạc phong phú nhưng mang tính nhân văn, bản sắc của dân tộc Việt Nam hơn.
Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN |
Trước thực tế không thể phủ nhận là phần lớn các sản phẩm ca nhạc trên truyền hình hiện nay đang theo theo xu thế lấy giải trí làm trọng tâm hoặc làm tiêu chí quan trọng bởi một lý do vô cùng đơn giản - “cơm, áo, gạo, tiền”, nhạc sĩ Đỗ Bảo cho rằng, dù giải trí là một địa hạt quan trọng không thể thiếu nhưng nếu các cơ quan quản lý văn hóa, các nghệ sĩ bàng quan, để mặc nó bao trùm, làm lu mờ các địa hạt khác quan trọng như khí nhạc, âm nhạc dân gian… thì đời sống âm nhạc sẽ nghèo nàn, thiên lệch. Chính vì vậy, cũng cần quan tâm giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ để mọi đối tượng có thể thưởng thức các sản phẩm âm nhạc trong môi trường lành mạnh, bổ ích.
Hồng Hà-Mỹ Bình
TTXVN