Theo lời nghệ nhân K’Tang kể thì ngày còn nhỏ, mỗi khi bon làng có tổ chức lễ hội, ông rất thích thú và dò dẫm đến để được thưởng thức tiếng cồng, tiếng chiêng của bà con. Với ông, được nghe và cảm nhận âm thanh của các loại nhạc cụ là một niềm vui khó tả.
Bởi tiếng nhạc đã giúp ông quên đi những đau buồn của cuộc sống hiện tại và mang lại tinh thần lạc quan, yêu đời, hướng đến ngày mai tươi sáng hơn. Vì vậy, ông luôn tìm cách tiếp cận để xin những người lớn chỉ dạy cho cách đánh cồng chiêng cũng như một số nhạc cụ khác. Mỗi khi có chút ít tiền, ông lại dành dụm để mua các loại nhạc cụ về tập luyện.
Với người sáng mắt, việc đánh cồng chiêng và sử dụng các loại nhạc cụ vốn đã khó, với người khiếm thị như ông thì lại càng khó khăn hơn. Biết vậy, nên ông luôn lắng nghe, cảm nhận âm thanh của từng nhạc cụ và luôn ghi nhớ những gì được học rồi về tự mày mò tập luyện. Chỗ nào không hiểu hoặc đánh chưa hay, khi có cơ hội ông đều hỏi cho bằng được.
Từ chỗ đam mê học hỏi, rồi mày mò tập luyện thêm, trải qua thời gian, hiện ông không chỉ đánh thành thạo cồng chiêng mà còn có thể sử dụng một số loại nhạc cụ khác như sáo, drơn, m’boắt, mló… khiến ai nấy đều khâm phục. Thậm chí, một số bài chiêng khó như Ching ngăn, Pich tơ trơ, Pep kon jun… cũng được ông diễn tấu một cách nhuần nhuyễn.
Đặc biệt, với đôi tai “thiên bẩm”, mỗi khi nghe tiếng chiêng vang lên là ông đã biết đâu là bộ chiêng có âm thanh chuẩn, đâu là bộ chiêng bị lạc âm, tịt âm… Cũng theo ông K’Tang thì mỗi loại nhạc cụ đều có cấu tạo, cách sử dụng, âm thanh khác nhau, nên để có thể sử dụng thành thạo, “thổi hồn” cho nó thì ngoài năng khiếu, người chơi cần có sự kiên nhẫn, chịu khó. Có như thế, nhạc mới hay, mới lôi cuốn lòng người.
Ông K’Tang chia sẻ: “Văn hóa truyền thống của người Mạ rất phong phú và tôi yêu các loại nhạc cụ của dân tộc mình, tuy đơn sơ nhưng chứa đựng biết bao tâm tư, tình cảm của con người. Mỗi khi tiếng cồng chiêng hay bất cứ loại nhạc cụ nào ngân lên, tâm hồn tôi cảm thấy rạo rực và trẻ trung hơn nhiều. Mặc dù không nhìn thấy gì, nhưng tôi cảm nhận được tất cả âm thanh cuộc sống qua từng nốt nhạc”.
Điều đáng ghi nhận là hiện nay tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng mỗi khi rảnh rỗi, ông lại mang các loại nhạc cụ ra sử dụng và truyền lại cho con cháu của mình với hy vọng chúng sẽ luôn yêu quý và ra sức gìn giữ. Tài nghệ và tấm lòng của nghệ nhân K’Tang đối với văn hóa dân tộc đã được bà con, bon làng ghi nhận, yêu mến và dành nhiều tình cảm.
Ông K’Tiêng ở cùng bon vui vẻ nói: “Tôi và bà con trong bon rất khâm phục tài năng, tinh thần ham học hỏi, say mê văn hóa truyền thống dân tộc của ông K’Tang. K’Tang chính là niềm tự hào của bon N’Jiêng này”.
Còn em H’Diễm cũng nói: “Em rất thích nghe nghệ nhân K’Tang đánh cồng chiêng hoặc thổi sáo. Tiếng sáo, tiếng drơn của ông nghe như lời tâm sự, nỗi trăn trở về cuộc sống. Em sẽ cố gắng học hỏi những gì mà ông dạy”.
Bởi tiếng nhạc đã giúp ông quên đi những đau buồn của cuộc sống hiện tại và mang lại tinh thần lạc quan, yêu đời, hướng đến ngày mai tươi sáng hơn. Vì vậy, ông luôn tìm cách tiếp cận để xin những người lớn chỉ dạy cho cách đánh cồng chiêng cũng như một số nhạc cụ khác. Mỗi khi có chút ít tiền, ông lại dành dụm để mua các loại nhạc cụ về tập luyện.
Bị khiếm thị nhưng nghệ nhân K’Tang có thể chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ khác nhau |
Từ chỗ đam mê học hỏi, rồi mày mò tập luyện thêm, trải qua thời gian, hiện ông không chỉ đánh thành thạo cồng chiêng mà còn có thể sử dụng một số loại nhạc cụ khác như sáo, drơn, m’boắt, mló… khiến ai nấy đều khâm phục. Thậm chí, một số bài chiêng khó như Ching ngăn, Pich tơ trơ, Pep kon jun… cũng được ông diễn tấu một cách nhuần nhuyễn.
Đặc biệt, với đôi tai “thiên bẩm”, mỗi khi nghe tiếng chiêng vang lên là ông đã biết đâu là bộ chiêng có âm thanh chuẩn, đâu là bộ chiêng bị lạc âm, tịt âm… Cũng theo ông K’Tang thì mỗi loại nhạc cụ đều có cấu tạo, cách sử dụng, âm thanh khác nhau, nên để có thể sử dụng thành thạo, “thổi hồn” cho nó thì ngoài năng khiếu, người chơi cần có sự kiên nhẫn, chịu khó. Có như thế, nhạc mới hay, mới lôi cuốn lòng người.
Ông K’Tang chia sẻ: “Văn hóa truyền thống của người Mạ rất phong phú và tôi yêu các loại nhạc cụ của dân tộc mình, tuy đơn sơ nhưng chứa đựng biết bao tâm tư, tình cảm của con người. Mỗi khi tiếng cồng chiêng hay bất cứ loại nhạc cụ nào ngân lên, tâm hồn tôi cảm thấy rạo rực và trẻ trung hơn nhiều. Mặc dù không nhìn thấy gì, nhưng tôi cảm nhận được tất cả âm thanh cuộc sống qua từng nốt nhạc”.
Điều đáng ghi nhận là hiện nay tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng mỗi khi rảnh rỗi, ông lại mang các loại nhạc cụ ra sử dụng và truyền lại cho con cháu của mình với hy vọng chúng sẽ luôn yêu quý và ra sức gìn giữ. Tài nghệ và tấm lòng của nghệ nhân K’Tang đối với văn hóa dân tộc đã được bà con, bon làng ghi nhận, yêu mến và dành nhiều tình cảm.
Ông K’Tiêng ở cùng bon vui vẻ nói: “Tôi và bà con trong bon rất khâm phục tài năng, tinh thần ham học hỏi, say mê văn hóa truyền thống dân tộc của ông K’Tang. K’Tang chính là niềm tự hào của bon N’Jiêng này”.
Còn em H’Diễm cũng nói: “Em rất thích nghe nghệ nhân K’Tang đánh cồng chiêng hoặc thổi sáo. Tiếng sáo, tiếng drơn của ông nghe như lời tâm sự, nỗi trăn trở về cuộc sống. Em sẽ cố gắng học hỏi những gì mà ông dạy”.
Báo Đắk Nông