Ngày 9/11, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk tổ chức “Lễ xuất khẩu container mắc ca Krông Năng chính ngạch đầu tiên qua thị trường Nhật Bản”. Lô hàng hơn 6 tấn với 2.300 thùng có tổng giá trị khoảng 2 tỷ đồng do Công ty cổ phần Damaca Nguyên Phương (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) xuất khẩu sang Nhật Bản.
Ngày 15/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, Bệnh viện vừa tiếp nhận ba học sinh lớp 6 ở huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) trong tình trạng đa chấn thương do tự chế tạo pháo nổ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có diện tích gần 26.850 ha, hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại gỗ quý và loài động vật hoang dã. Khu bảo tồn có địa giới hành chính giáp ranh các huyện Krông Pa (Gia Lai), Sông Hinh (Phú Yên) và hai huyện Krông Năng, M’Đrắk (Đắk Lắk) nên luôn nằm trong “tầm ngắm” của đối tượng xâm hại tài nguyên rừng, hoạt động ngày càng manh động, liều lĩnh. Điều này dẫn đến hình thành “điểm nóng” về phá rừng, săn bắt động vật hoang dã, gây áp lực lớn lên lực lượng quản lý, bảo vệ rừng.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, trong thời gian qua các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn ma túy. Tuy nhiên, tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn tỉnh gia tăng.
Ngày 13/5, Công an huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị này đang phối hợp với các đơn vị chức năng củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật đối với 3 gia đình trồng cây cần sa trái phép.
Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương (từ ngày 22 – 24/11/2019) tại tỉnh Đắk Lắk, chiều 23/11, các tập đoàn, doanh nghiệp, đơn vị thuộc Khối đã tặng tỉnh Đắk Lắk hơn 14 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và hiện vật) để thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Ông Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Côn trùng - Ký sinh trùng tỉnh Đắk Lắk cho biết, bệnh sốt rét đang gia tăng và diễn biến phức tạp tại tỉnh Đắk Lắk, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác phòng chống. Theo thống kê của Trung tâm, từ đầu năm 2019 đến ngày 5/5, toàn tỉnh ghi nhận 263 ca bệnh sốt rét tập trung tại các huyện Ea Kar, Krông Năng, Buôn Đôn, M Đrắk…
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, niên vụ cà phê 2018-2019, mặc dù diện tích cà phê kinh doanh cho thu hoạch giảm xuống chỉ còn 187.279 ha, giảm 4.204 ha nhưng tỉnh vẫn ước đạt trên 464.175 tấn cà phê nhân, tăng 4.390 tấn so với niên vụ trước.
Theo ông Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng tỉnh Đắk Lắk, hiện nay, số ca mắc sốt rét trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu tăng nhanh nhưng ngành Y tế Đắk Lắk đang gặp khó khăn trong công tác phòng chống và kiểm soát bệnh sốt rét.
Tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các địa phương, các chủ rừng như: Công ty TNHH MTV, 2 thành viên lâm nghiệp, Vườn quốc gia… trên địa bàn kiên quyết thu hồi toàn bộ đất lâm nghiệp do các hộ dân lấn chiếm trái phép kể cả phá bỏ các loại cây trồng, những công trình xây dựng để trồng lại rừng theo đúng quy hoạch của Nhà nước đã phê duyệt.
Những năm gần đây, nhiều công trình thủy điện phát triển trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, trong đó riêng tại Gia Lai có 35 công trình đang vận hành và 6 công trình đang triển khai đầu tư. Hầu hết các công trình thủy điện đi vào hoạt động đều phát huy hiệu quả kinh tế và đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh điện năng cho quốc gia. Song vẫn còn một số công trình chưa hoàn thành nhiệm vụ, để lại những hệ lụy khiến cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn. Một trong những hệ lụy sau khi hoàn thành các công trình thủy điện là việc khó bố trí quỹ đất sản xuất lại cho người dân.
Ea Dăh là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Krông Năng (Đắk Lắk). Vì điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên tại nhiều thôn, trẻ em trong độ tuổi mầm non phải chịu cảnh học nhờ, có khi còn phải ở nhà vì không đủ phòng học.