Kon Tum: Nan giải bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh

Theo người dân trồng sâm, hạt giống giả sâm Ngọc Linh Kon Tum có hạt to, cuốn cứng hạt thật. Ảnh: Cao Nguyên-TTXVN
Theo người dân trồng sâm, hạt giống giả sâm Ngọc Linh Kon Tum có hạt to, cuốn cứng hạt thật. Ảnh: Cao Nguyên-TTXVN

Ông Trần Hoàn, Giám đốc Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum cho biết, hiện ở Kon Tum, vùng trọng điểm trồng sâm Ngọc Linh có tình trạng tư thương bán hạt giống tương tự sâm Ngọc Linh Kon Tum cho người dân ở huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei.

Kon Tum: Nan giải bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh ảnh 1Ông Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra hạt giống giả sâm Ngọc Linh Kon Tum được người dân mua tại huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: Cao Nguyên-TTXVN

Theo ông Trần Hoàn, hiện nguồn giống và sâm Ngọc Linh bán ngoài thị trường 90% không phải là sâm Ngọc Linh. Hiện số hạt sâm không phải sâm Ngọc Linh đưa vào vùng trọng điểm trồng sâm bán khá nhiều. Trong khi đó, ông A Thim, Trưởng thôn Xa Úa, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei cho biết, giá hạt giống sâm Ngọc Linh rất cao 100.000 đồng/hạt. Lợi dụng việc này, nhiều người đã bán hạt giống giả sâm Ngọc Linh cho dân, trong thôn có khá nhiều hộ mua trúng hạt giống giả. Người dân mua hạt giống từ người quen, tư thương. Với hạt giống giả sâm Ngọc Linh, lúc đầu bán 100.000 đồng/hạt, sau hạ xuống còn 70.000 đồng/hạt. Chùm hạt giống sâm giả Ngọc Linh có cuốn cứng, hạt to hơn hạt giống sâm Ngọc Linh. Người dân mới trồng, khó phân biệt được hạt giống sâm Ngọc Linh thật hay giả.

Kon Tum: Nan giải bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh ảnh 2Lãnh đạo tỉnh Kon Tum kiểm tra hạt giống giả sâm Ngọc Linh Kon Tum được người dân mua tại huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: Cao Nguyên-TTXVN

Được biết, để giúp người dân ở xã Mường Hoong và Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) trồng sâm Ngọc Linh, Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum sẵn sàng hỗ trợ giống cho dân. Tuy nhiên, theo ông Trần Hoàn, chính quyền cần thành lập hợp tác xã để người dân tham gia mới phát huy được hiệu quả cao nhất. Công ty sẽ tích cực hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, giám sát nguồn giống. Ngoài ra, vị trí trồng sâm phải được khảo sát kỹ. Ông Trần Hoàn cho biết, năm 2018, công ty đã hỗ trợ 3.000 cây giống cho người dân ở huyện Đăk Glei trồng sâm Ngọc Linh nhưng đến nay hiệu quả không biết. Qua thực tế đã làm tại huyện Tu Mơ Rông, để việc hỗ trợ giống cho dân trồng sâm Ngọc Linh đạt được hiệu quả cao nhất, cần phải thành lập hợp tác xã.

Kon Tum: Nan giải bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh ảnh 3Theo người dân trồng sâm, hạt giống giả sâm Ngọc Linh Kon Tum có hạt to, cuốn cứng hạt thật. Ảnh: Cao Nguyên-TTXVN

Trước tình trạng trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn cho rằng, vấn đề nan giải nhất hiện nay là phải bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh. Vì vậy, cần phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tỉnh sẽ đầu tư máy xét nghiệm hàm lượng, chất lượng sâm Ngọc Linh để bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.

Kon Tum: Nan giải bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh ảnh 4Anh A Thim, trưởng thôn Xa Úa xã Mường Hoong huyện Đăk Glei cho biết hạt giống giả sâm Ngọc Linh Kon Tum có hạt to, cuốn cứng hạt thật. Ảnh: Cao Nguyên-TTXVN
Kon Tum: Nan giải bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh ảnh 5Hạt giống sâm Ngọc Linh Kon Tum thật nhỏ hơn. Ảnh: Cao Nguyên-TTXVN
Kon Tum: Nan giải bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh ảnh 6Rất khó phân biệt hạt giống sâm Ngọc Linh Kon Tum thật và giả. Ảnh: Cao Nguyên-TTXVN

Trước kiến nghị cần thành lập hợp tác xã để giúp dân trồng sâm, tại buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với xã Mường Hoong vào ngày 9/9, Bí thư tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang, đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh hợp tác xã phối hợp giúp thành lập hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới để trồng sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác. Mỗi thôn cần thành lập một tổ hợp tác nông nghiệp. Xã phải có hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, trong đó chú trọng tổ hợp tác trồng sâm Ngọc Linh, sâm dây.

Cao Nguyên

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm