Ông Nguyễn Phúc Phận, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, ngành đang tập trung kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Trong đó, Sở chú trọng xây dựng lộ trình bổ sung giáo viên mầm non, đến năm 2020 đủ giáo viên dạy lớp theo quy định; quy hoạch mạng lưới trường lớp, mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ các học sinh khó khăn, có nguy cơ bỏ học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.
Ngành Giáo dục tỉnh Kon Tum phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; ít nhất 90% tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở. Cùng với việc giải quyết cơ bản tình trạng người mù chữ, tái mù chữ, học sinh bỏ học ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngành mở thêm các lớp xóa mù chữ nhằm duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh.
Đến hết năm 2016, toàn tỉnh Kon Tum có 101/102 xã, phường, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tiểu học, trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15 đến 60 đạt trên 90%. Toàn tỉnh hiện có 101/102 xã có trung tâm học tập cộng đồng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mở các lớp xóa mù chữ cho người mù chữ.
Ngành Giáo dục tỉnh Kon Tum phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; ít nhất 90% tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở. Cùng với việc giải quyết cơ bản tình trạng người mù chữ, tái mù chữ, học sinh bỏ học ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngành mở thêm các lớp xóa mù chữ nhằm duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh.
Đến hết năm 2016, toàn tỉnh Kon Tum có 101/102 xã, phường, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tiểu học, trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn; tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15 đến 60 đạt trên 90%. Toàn tỉnh hiện có 101/102 xã có trung tâm học tập cộng đồng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mở các lớp xóa mù chữ cho người mù chữ.
Hồng Điệp