Theo ông Trương Hùng Long, các giới hạn trần nợ cho phép giai đoạn 2011 - 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 8/11/2011 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 là nợ công không quá 65% GDP; nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) hàng năm.
![]() liên tục bị đội vốn. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN |
Theo đánh giá của ông Trương Hùng Long, các chỉ tiêu nợ vượt trần là do vẫn còn sự đẩy mạnh đầu tư Chính phủ, vẫn còn tâm lý dựa vào đầu tư Nhà nước trong khi tình hình cân đối ngân sách giai đoạn vừa qua khá khó khăn. Do áp lực huy động vốn cho đầu tư là rất lớn nên việc nợ công vượt trần là có thể xảy ra, dẫn đến các rủi ro an toàn nợ công.
Giữ các chỉ tiêu trong giới hạn
Để nợ công không vượt trần cho phép thì phải triển khai quyết liệt các biện pháp đảm bảo 2 yếu tố cốt lõi của an toàn nợ công.
Thứ nhất, trong thời gian qua, các dự án trong nhiều lĩnh vực giao thông, cầu cảng, nông thôn, giảm nghèo, giáo dục, y tế... đã đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng đời sống người dân cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc phân bổ và sử dụng vốn trong thời gian qua còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Tình trạng mở rộng diện tích, quy mô, điều chỉnh tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu vẫn khá phổ biến, dẫn đến tăng mức vay công. Nguồn vốn vay công được đầu tư vào tất cả các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, để nâng cao tính hiệu quả sử dụng vốn đòi hỏi các cấp, các ngành, các chủ dự án đều phải tăng cường trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ hơn.
Vấn đề cốt lõi nhất trong an toàn nợ công phụ thuộc vào 2 yếu tố: Tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn từ nợ công; khả năng trả nợ từ chủ thể đi vay và khả năng đáp ứng nguồn vốn vay từ phía thị trường. |
Trong khi thị trường vốn trong nước chưa thực sự phát triển, trước áp lực huy động vốn lớn đã dẫn đến phải huy động vốn ngắn hạn (3 năm) trong những năm 2011 - 2013 và tạo áp lực trả nợ vào các năm 2015 - 2017. Vì vậy, để đảm bảo an toàn nợ công, cần chú trọng giữ các chỉ tiêu nợ trong giới hạn trần cho phép.