Cơ thể thường xuyên xuất hiện những vết thâm không rõ lý do có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là những nguyên nhân cần cảnh giác:
Bệnh tiểu đường
Nếu thường xuyên xuất hiện những mảng da đỏ trên cơ thể, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tiến triển. Vết thâm tím xuất hiện do xuất huyết mao mạch bên trong vì mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của những vết bầm tím không rõ lý do.
Tập thể dục
Tập thể dục cũng có thể gây bầm tím da. Những người tập những bài tập mạnh và nâng tạ nhiều có thể vô tình tự làm tổn thương mình. Kết quả là có thể bị thâm tím. Tập luyện khiến các cơ bị kéo căng làm vỡ các mạch máu nhỏ gây bầm tím.
Lão hóa
Khi chúng ta già đi, việc sản sinh collagen trên da giảm và lớp mỡ bảo vệ da cũng ít đi. Sau tuổi 60, bạn có thể dễ bị các vết bầm tím dù chỉ có tác động nhẹ lên da.
Rối loạn máu
Trong bệnh ưa chảy máu (haemophilia), máu khó đông và chảy kéo dài. Thậm chí một sự va chạm cơ thể nhẹ cũng có thể gây thâm tím. Những vết bầm tím không rõ lý do cũng có thể là dấu hiệu ung thư máu. Do vậy, bạn nên đi khám bác sĩ nếu thường xuyên thấy những vết bầm tím bất thường.
Thuốc
Nếu bạn đang uống thuốc, thuốc có thể là nguyên nhân gây bầm tím. Một số loại thuốc nếu dùng nhiều như aspirin, thuốc tránh thai, steroid vv…có thể khiến da dễ bị bầm tím.
Bệnh ban xuất huyết
Trong bệnh da này, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ, dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ. Bệnh có thể gây ngứa ở những trường hợp nặng. Bôi kem chống nắng hoặc kem thuốc theo đơn có thể giúp loại bỏ tình trạng này.
Thiếu vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng để chữa lành vết thương và hình thành collagen. Thiếu hụt vitamin C khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả là gây bầm tím.
Bệnh tiểu đường
Nếu thường xuyên xuất hiện những mảng da đỏ trên cơ thể, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tiến triển. Vết thâm tím xuất hiện do xuất huyết mao mạch bên trong vì mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của những vết bầm tím không rõ lý do.
Vết bầm tím không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường |
Tập thể dục
Tập thể dục cũng có thể gây bầm tím da. Những người tập những bài tập mạnh và nâng tạ nhiều có thể vô tình tự làm tổn thương mình. Kết quả là có thể bị thâm tím. Tập luyện khiến các cơ bị kéo căng làm vỡ các mạch máu nhỏ gây bầm tím.
Lão hóa
Khi chúng ta già đi, việc sản sinh collagen trên da giảm và lớp mỡ bảo vệ da cũng ít đi. Sau tuổi 60, bạn có thể dễ bị các vết bầm tím dù chỉ có tác động nhẹ lên da.
Rối loạn máu
Trong bệnh ưa chảy máu (haemophilia), máu khó đông và chảy kéo dài. Thậm chí một sự va chạm cơ thể nhẹ cũng có thể gây thâm tím. Những vết bầm tím không rõ lý do cũng có thể là dấu hiệu ung thư máu. Do vậy, bạn nên đi khám bác sĩ nếu thường xuyên thấy những vết bầm tím bất thường.
Bạn nên cảnh giác với các vết bầm tím vì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn máu, thậm chí là ung thư máu |
Thuốc
Nếu bạn đang uống thuốc, thuốc có thể là nguyên nhân gây bầm tím. Một số loại thuốc nếu dùng nhiều như aspirin, thuốc tránh thai, steroid vv…có thể khiến da dễ bị bầm tím.
Bệnh ban xuất huyết
Trong bệnh da này, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ, dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ. Bệnh có thể gây ngứa ở những trường hợp nặng. Bôi kem chống nắng hoặc kem thuốc theo đơn có thể giúp loại bỏ tình trạng này.
Thiếu vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng để chữa lành vết thương và hình thành collagen. Thiếu hụt vitamin C khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ, kết quả là gây bầm tím.
Theo suckhoedoisong.vn