“Nhất mắm Cửa Khe. Nhì chè Long Phú”, đây là câu ca mà người dân xứ Quảng thường nhắc tới khi nói về làng nước mắm Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Trên con đường bê tông dẫn vào làng, có rất nhiều những bảng hiệu lớn đề tên cơ sở sản xuất nước mắm của các hộ dân cùng với hương vị mặn mòi tỏa ra những thùng gỗ chứa mắm. Làng Cửa Khe có khoảng 600 hộ dân, trong đó số hộ làm nghề chế biến nước mắm là 65 hộ. Ban quản lý làng nghề nước mắm Cửa Khe được thành lập từ năm 2011, đến nay thu hút có 11 cơ sở sản xuất lớn tham gia.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban quản lý làng nghề nước mắm Cửa Khe cho biết, nghề làm nước mắm ở đây đã có từ lâu đời, từ thủa cha ông đến khai hoang lập ấp gắn bó với nghề đi biển. Nước mắm Cửa Khe là một trong những thương hiệu nước mắm lớn ở trong vùng. Tuy nhiên, qua thời gian với sự thay đổi về thị hiếu tiêu dùng, việc sản xuất thủ công nhỏ lẻ cộng với hạn chế trong việc quảng bá dẫn tới nhiều hộ dân trong làng hạn chế sản xuất hoặc bỏ nghề làm nước mắm. Từ khi Ban quản lý làng nghề được thành lập, nhiều nguồn lực hỗ trợ từ tỉnh đã giúp cho nghề làm mắm dần được khôi phục và phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Thời gian đầu, mỗi hộ sản xuất nước mắm ở làng Cửa Khe nhận được hỗ trợ từ 20- 30 triệu đồng để mua sắm mới dụng cụ trong chế biến nước mắm. Ngoài ra, các hộ dân sản xuất nước mắm còn được tập huấn về quy trình sản xuất nước mắm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được đi thăm quan những làng nghề nước mắm ở Phú Quốc, Phan Thiết. Trung bình mỗi năm, làng nghề nước mắm Cửa Khe cung cấp ra thị trường hơn 500.000 lít nước mắm loại 1 và khoảng 25 tấn mắm chượp và các loại mắm khác.
Hiện nay, nước mắm Cửa Khe đã được Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Các cơ sở sản xuất nước mắm của làng nghề đều sử dụng nhãn hiệu chung, kèm theo tên và địa chỉ của từng cơ sở nhằm gắn trách nhiệm xây dựng thương hiệu làng nghề đối với từng hộ thành viên. Hiện nay, người tiêu dùng rất ưa chuộng các loại mắm truyền thống nhưng cũng đòi hỏi khắt khe về quy trình sản xuất cũng như những thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Với một quy trình sản xuất nước mắm sạch, nhiều cơ sở sản xuất mắm ở đây đã đưa được sản phẩm vào trong siêu thị.
Bà Nguyễn Thị Tám, chủ cơ sở nước mắm Tám Tươi ở làng Cửa Khe cho biết, tham gia vào làng nghề giúp cho các hoạt động kinh doanh, tiếp thị sản phẩm ra ngoài thị trường được thuận lợi hơn trước đây rất nhiều. Mặc dù, giá nước mắm của làng nghề cao hơn so với các loại nước mắm khác, hiện được bán với giá 50.000 đồng/lít nhưng nhiều khi không có đủ để cung cấp cho khách hàng. Từ đầu năm 2016, cơ sở nước mắm Tám Tươi đã được Phòng Kinh tế hạ tầng của huyện Thăng Bình hỗ trợ hướng dẫn làm các xét nghiệm, thủ tục hồ sơ pháp lý để đưa nước mắm vào bán trong hệ thống siêu thị Co.opmart Tam Kỳ.
Hiện nay đang là thời điểm các cơ sở sản xuất của làng nghề nước mắm Cửa Khe bắt đầu nhộn nhịp bước vào vụ thu mua nguyên liệu cá cơm để tiến hành các bước ướp cá. Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban quản lý làng nghề nước mắm Cửa Khe, cá cơm được các cơ sở thu mua là loại cá cơm than do ngư dân đánh bắt quanh khu vực đảo Cù Lao Chàm ở thành phố Hội An. Những con cá cơm ở đây có chất lượng thịt tốt vì cá thường ăn các loại phù du từ sông Thu Bồn đổ ra khu vực cửa biển. Chính điều này góp phần tạo ra hương vị thơm ngon nức tiếng của nước mắm Cửa Khe. Những con cá cơm tươi rói sẽ được ướp trong các bể chứa lớn 3 tháng, trước khi mang vào ướp tiếp trong những thùng gỗ và sau 1 năm sẽ cho ra những giọt nước mắm đậm đà.
Từ một vùng quê nghèo khó, làng Cửa Khe hôm nay đã có nhiều ngôi nhà khang trang của người dân được xây dung lên bằng nguồn thu nhập từ nghề làm nước mắm truyền thống. Sự khởi sắc của làng nghề nước mắm Cửa Khe đang là một điển hình tốt để tỉnh Quảng Nam đúc rút kinh nghiệm trong quá trình hỗ trợ, khôi phục các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh./.
Nước mắm Cửa Khe đóng chai. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN |
Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban quản lý làng nghề nước mắm Cửa Khe cho biết, nghề làm nước mắm ở đây đã có từ lâu đời, từ thủa cha ông đến khai hoang lập ấp gắn bó với nghề đi biển. Nước mắm Cửa Khe là một trong những thương hiệu nước mắm lớn ở trong vùng. Tuy nhiên, qua thời gian với sự thay đổi về thị hiếu tiêu dùng, việc sản xuất thủ công nhỏ lẻ cộng với hạn chế trong việc quảng bá dẫn tới nhiều hộ dân trong làng hạn chế sản xuất hoặc bỏ nghề làm nước mắm. Từ khi Ban quản lý làng nghề được thành lập, nhiều nguồn lực hỗ trợ từ tỉnh đã giúp cho nghề làm mắm dần được khôi phục và phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Thời gian đầu, mỗi hộ sản xuất nước mắm ở làng Cửa Khe nhận được hỗ trợ từ 20- 30 triệu đồng để mua sắm mới dụng cụ trong chế biến nước mắm. Ngoài ra, các hộ dân sản xuất nước mắm còn được tập huấn về quy trình sản xuất nước mắm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được đi thăm quan những làng nghề nước mắm ở Phú Quốc, Phan Thiết. Trung bình mỗi năm, làng nghề nước mắm Cửa Khe cung cấp ra thị trường hơn 500.000 lít nước mắm loại 1 và khoảng 25 tấn mắm chượp và các loại mắm khác.
Cá cơm được ướp trong những thùng gỗ khoảng 12 tháng để cho ra những giọt nước mắm đậm đà. Ảnh: Đỗ Trưởng- TTXVN |
Bà Nguyễn Thị Tám, chủ cơ sở nước mắm Tám Tươi ở làng Cửa Khe cho biết, tham gia vào làng nghề giúp cho các hoạt động kinh doanh, tiếp thị sản phẩm ra ngoài thị trường được thuận lợi hơn trước đây rất nhiều. Mặc dù, giá nước mắm của làng nghề cao hơn so với các loại nước mắm khác, hiện được bán với giá 50.000 đồng/lít nhưng nhiều khi không có đủ để cung cấp cho khách hàng. Từ đầu năm 2016, cơ sở nước mắm Tám Tươi đã được Phòng Kinh tế hạ tầng của huyện Thăng Bình hỗ trợ hướng dẫn làm các xét nghiệm, thủ tục hồ sơ pháp lý để đưa nước mắm vào bán trong hệ thống siêu thị Co.opmart Tam Kỳ.
Đóng chai nước mắm chuẩn bị đưa ra thị trường. Ảnh: Đỗ Trưởng - TTXVN |
Hiện nay đang là thời điểm các cơ sở sản xuất của làng nghề nước mắm Cửa Khe bắt đầu nhộn nhịp bước vào vụ thu mua nguyên liệu cá cơm để tiến hành các bước ướp cá. Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban quản lý làng nghề nước mắm Cửa Khe, cá cơm được các cơ sở thu mua là loại cá cơm than do ngư dân đánh bắt quanh khu vực đảo Cù Lao Chàm ở thành phố Hội An. Những con cá cơm ở đây có chất lượng thịt tốt vì cá thường ăn các loại phù du từ sông Thu Bồn đổ ra khu vực cửa biển. Chính điều này góp phần tạo ra hương vị thơm ngon nức tiếng của nước mắm Cửa Khe. Những con cá cơm tươi rói sẽ được ướp trong các bể chứa lớn 3 tháng, trước khi mang vào ướp tiếp trong những thùng gỗ và sau 1 năm sẽ cho ra những giọt nước mắm đậm đà.
Từ một vùng quê nghèo khó, làng Cửa Khe hôm nay đã có nhiều ngôi nhà khang trang của người dân được xây dung lên bằng nguồn thu nhập từ nghề làm nước mắm truyền thống. Sự khởi sắc của làng nghề nước mắm Cửa Khe đang là một điển hình tốt để tỉnh Quảng Nam đúc rút kinh nghiệm trong quá trình hỗ trợ, khôi phục các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh./.
TTXVN