* Giáo dục kiến thức về khởi nghiệp
Theo GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, các trường đại học nói riêng và các tổ chức giáo dục chung có vai trò khơi dậy ý định khởi nghiệp và kiến tạo các năng lực khởi nghiệp cho sinh viên. Khơi dậy ý định khởi nghiệp phải được hun đúc trong quá trình đào tạo tại các trường kinh doanh và quản trị. Là đơn vị được quyền tự chủ toàn diện, dự kiến trường sẽ hình thành một chuyên ngành đào tạo khởi nghiệp bài bản dựa theo các kinh nghiệm quốc tế và vận dụng thích nghi với bối cảnh Việt Nam nhằm cung cấp các năng lực khởi nghiệp và thôi thúc ý tưởng khởi nghiệp.
Cùng chung nhận định về tầm quan trọng của giáo dục ý thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp ngay trong trường học, Phó PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, tinh thần khởi nghiệp rất quan trọng, tạo cho sinh viên ý thức tự làm chủ, làm giàu chính đáng chứ không chỉ làm công. Từ đó, góp phần vào việc phát triển doanh nghiệp mới, tạo động lực phát triển đất nước, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này. Thời đại công nghệ thông tin là cơ hội tạo bứt phá cho Việt Nam, sinh viên có thể bắt kịp, bứt phá để lập nghiệp.
Nắm bắt sớm xu hướng “người người khởi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp” hiện nay, Trường đã thành lập khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp với vai trò chính là tư vấn cho học sinh; từ khơi gợi, hình thành ý tưởng cho đến việc triển khai thực tế, cho ra sản phẩm và đi đến khởi nghiệp từ những sản phẩm đó. Trường đại học là nơi sản sinh ra các sáng kiến sáng tạo, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần thiết đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo từ phổ thông cho đến đại học. Bởi, thực tế khởi nghiệp của sinh viên khả năng thành công là rất thấp, vì vậy nâng cao năng lực sáng tạo, khởi nghiệp trong trường đại học là vấn đề quan trọng. Một trong những yếu tố cần thiết để khởi nghiệp thành công là người dẫn dắt, hỗ trợ, trong đó có vai trò của giảng viên.
TS. Nguyễn Bá Hải, Trưởng Khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng, giảng viên còn cần truyền đạt tinh thần tự lập, khởi nghiệp đến với sinh viên. Tuy nhiên, cũng không cần thiết tạo áp lực, đặt quá nặng mục tiêu khởi nghiệp đối với sinh viên. Bởi, tùy mức độ sẵn sàng của bản thân mà sinh viên có thể làm quen hoặc tham gia hoạt động khởi nghiệp một cách khác nhau. Sinh viên có thể chỉ dừng ở việc học tập kinh nghiệm, cũng có sinh viên sẽ tập sự khởi nghiệp. Để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, trường cũng dành học bổng 1 tỷ đồng cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên; nhà trường cũng có các hoạt động kết nối, hỗ trợ sinh viên trong thu hút đầu tư từ doanh nghiệp.
Từ kinh nghiệm thực tế, TS. Nguyễn Bá Hải cho rằng, không có chương trình chung về giáo dục khởi nghiệp, bởi con đường khởi nghiệp không ai hoàn toàn giống ai cả. Chương trình đào tạo về khởi nghiệp cần xây dựng linh hoạt, chỉ dạy những kiến thức mà những sinh viên cần, tùy vào lĩnh vực mà sinh viên mong muốn khởi nghiệp. Do vậy, Khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp không dạy các kiến thức về lý thuyết nhiều, mà thiên về việc tư vấn theo từng dự án khởi nghiệp cụ thể của sinh viên. Khoa luôn tạo môi trường để các đối tượng mong muốn khởi nghiệp cùng trao đổi với nhau và lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của những người đã khởi nghiệp thành công. Ở đó từ sinh viên, giáo viên, người trẻ, mọi đối tượng có mong muốn khởi nghiệp đều có thể tham gia.
Theo GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, các trường đại học nói riêng và các tổ chức giáo dục chung có vai trò khơi dậy ý định khởi nghiệp và kiến tạo các năng lực khởi nghiệp cho sinh viên. Khơi dậy ý định khởi nghiệp phải được hun đúc trong quá trình đào tạo tại các trường kinh doanh và quản trị. Là đơn vị được quyền tự chủ toàn diện, dự kiến trường sẽ hình thành một chuyên ngành đào tạo khởi nghiệp bài bản dựa theo các kinh nghiệm quốc tế và vận dụng thích nghi với bối cảnh Việt Nam nhằm cung cấp các năng lực khởi nghiệp và thôi thúc ý tưởng khởi nghiệp.
Cùng chung nhận định về tầm quan trọng của giáo dục ý thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp ngay trong trường học, Phó PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, tinh thần khởi nghiệp rất quan trọng, tạo cho sinh viên ý thức tự làm chủ, làm giàu chính đáng chứ không chỉ làm công. Từ đó, góp phần vào việc phát triển doanh nghiệp mới, tạo động lực phát triển đất nước, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này. Thời đại công nghệ thông tin là cơ hội tạo bứt phá cho Việt Nam, sinh viên có thể bắt kịp, bứt phá để lập nghiệp.
Nắm bắt sớm xu hướng “người người khởi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp” hiện nay, Trường đã thành lập khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp với vai trò chính là tư vấn cho học sinh; từ khơi gợi, hình thành ý tưởng cho đến việc triển khai thực tế, cho ra sản phẩm và đi đến khởi nghiệp từ những sản phẩm đó. Trường đại học là nơi sản sinh ra các sáng kiến sáng tạo, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần thiết đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo từ phổ thông cho đến đại học. Bởi, thực tế khởi nghiệp của sinh viên khả năng thành công là rất thấp, vì vậy nâng cao năng lực sáng tạo, khởi nghiệp trong trường đại học là vấn đề quan trọng. Một trong những yếu tố cần thiết để khởi nghiệp thành công là người dẫn dắt, hỗ trợ, trong đó có vai trò của giảng viên.
TS. Nguyễn Bá Hải, Trưởng Khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng, giảng viên còn cần truyền đạt tinh thần tự lập, khởi nghiệp đến với sinh viên. Tuy nhiên, cũng không cần thiết tạo áp lực, đặt quá nặng mục tiêu khởi nghiệp đối với sinh viên. Bởi, tùy mức độ sẵn sàng của bản thân mà sinh viên có thể làm quen hoặc tham gia hoạt động khởi nghiệp một cách khác nhau. Sinh viên có thể chỉ dừng ở việc học tập kinh nghiệm, cũng có sinh viên sẽ tập sự khởi nghiệp. Để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, trường cũng dành học bổng 1 tỷ đồng cho hoạt động khởi nghiệp của sinh viên; nhà trường cũng có các hoạt động kết nối, hỗ trợ sinh viên trong thu hút đầu tư từ doanh nghiệp.
Từ kinh nghiệm thực tế, TS. Nguyễn Bá Hải cho rằng, không có chương trình chung về giáo dục khởi nghiệp, bởi con đường khởi nghiệp không ai hoàn toàn giống ai cả. Chương trình đào tạo về khởi nghiệp cần xây dựng linh hoạt, chỉ dạy những kiến thức mà những sinh viên cần, tùy vào lĩnh vực mà sinh viên mong muốn khởi nghiệp. Do vậy, Khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp không dạy các kiến thức về lý thuyết nhiều, mà thiên về việc tư vấn theo từng dự án khởi nghiệp cụ thể của sinh viên. Khoa luôn tạo môi trường để các đối tượng mong muốn khởi nghiệp cùng trao đổi với nhau và lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của những người đã khởi nghiệp thành công. Ở đó từ sinh viên, giáo viên, người trẻ, mọi đối tượng có mong muốn khởi nghiệp đều có thể tham gia.
Với những nỗ lực vươn lên bằng tinh thần dám nghĩ - biết làm - dám chịu trách nhiệm của tuổi trẻ, anh Nguyễn Trung Hiếu (huyện Củ Chi) đã khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất giống cá lăng nha. Vượt qua nhiều khó khăn, ở tuổi 30 anh là chủ Trại cá giống Trung Hiếu tại xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô, diện tích hàng chục ngàn m2, nuôi khoảng 12 tấn cá bố, mẹ sinh sản, cung cấp giống cá lăng nha cho thị trường trong cả nước. Trong ảnh: anh Nguyễn Trung Hiếu (bên trái) chia sẻ cách chăm sóc cá lăng nha cho các bạn trẻ. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN |
* Hỗ trợ giáo dục sáng tạo
Nhằm hỗ trợ giáo dục sáng tạo, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, các ngành chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai nhiều chương trình, hoạt động nâng cao hiệu quả chương trình giáo dục trong trường học.
Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc điều hành Trung tâm thúc đẩy hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Saigon Innovation Hub cho rằng, trường đại học là trọng tâm của hệ sinh thái khởi nghiệp, vì vậy trong chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của thành phố vấn đề trọng tâm vẫn là nền tảng giáo dục về sáng tạo khởi nghiệp. Thành phố coi trọng giáo dục sáng tạo khởi nghiệp từ bậc phổ thông cho đến giáo dục đại học. Trong đó, định hướng hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Trong chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020, UBND Thành phố Hồ Chí Minh mới ban hành, cũng nhấn mạnh đến vấn đề hỗ trợ đào tạo về đổi mới sáng tạo. Cụ thể, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp phải được xây dựng trên nền tảng giáo dục từ bậc phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp ở bậc đại học và từ kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất, kinh doanh thực tiễn.
Theo đó, Dự án đào tạo cộng đồng về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp được triển khai với nhiều chương trình, nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp kết nối cộng đồng các doanh nghiệp, trường, viện, nhà đầu tư, cơ sở ươm tạo, các tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ… để hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của thành phố. Mục tiêu của dự án sẽ hỗ trợ đào tạo và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các trường phổ thông, đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố. Trong đó, 50% hệ thống trường phổ thông trên địa bàn thành phố có câu lạc bộ hoạt động đổi mới sáng tạo; 20 trường đại học, cao đẳng có giảng viên, giáo trình và giảng dạy về khởi nghiệp; hỗ trợ đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho 200 giảng viên đại học, cao đẳng. Hình thành bộ giáo trình lý thuyết và thực hành về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, xây dựng bộ công cụ và giáo trình online về đào tạo sáng tạo và khởi nghiệp; hỗ trợ hình thành cơ sở vườn ươm tạo sản phẩm giáo dục đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ cho giáo viên và sinh viên sáng tạo và thương mại hóa sản phẩm giáo dục sáng tạo…
Bên cạnh đó, mô hình giáo dục STEM đang được triển khai tại nhiều nhiều trường học tại Thành phố cũng là một trong những chương trình hướng tới đào tạo đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Chương trình học này nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và hỗ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng vào thực hành.
Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng nền tảng cho hệ thống đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Về giáo dục – đào tạo, đã đào tạo cho 3.500 nhân sự của doanh nghiệp, quận – huyện, sở ngành và giáo viên, học sinh về đổi mới sáng tạo – năng suất chất lượng; hơn 800 cá nhân và nhóm cá nhân được đào tạo những kiến thức cơ bản để giúp phát triển ý tưởng và đánh giá sản phẩm khởi nghiệp. Cùng với đó, với nhiều giải pháp về cơ sở hạ tầng, mạng lưới hỗ trợ, nghiên cứu – phát triển, chuyển giao – đổi mới công nghệ, truyền thông, cơ chế chính sách đối với hoạt động sáng tạo khởi nghiệp, thời gian gần đây, tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đang lan tỏa mạnh mẽ và sôi động trong thế hệ thanh niên và lớp doanh nhân tại thành phố./.
(tiếp theo và hết)
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN