Với tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng học hỏi và sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, ông Rơ Châm Djuk, trưởng thôn Châm Aneh (phường Chi Lăng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) là tấm gương sáng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển thôn làng ngày càng khởi sắc.
Năm 2024, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 32.245 tỷ đồng, tăng gần 1.200 tỷ đồng so năm 2023. Giải pháp được ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh chú trọng thực hiện là mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật để xây dựng nền sản xuất tiên tiến, đạt chuỗi giá trị hàng hóa nông sản cao.
Nằm ở phía Đông của tỉnh Đắk Lắk, huyện Ea Kar có diện tích tự nhiên 103.747 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 55.000 ha, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm khoảng 50% cơ cấu kinh tế của địa phương.
Nhắc đến ông Nguyễn Hữu Năm ở xã Long Tân, huyện Phú Riềng (Bình Phước), người dân địa phương nghĩ ngay cái tên thân mật là “ông Năm sầu riêng”. Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng ông Nguyễn Hữu Năm vẫn giữ niềm say mê nghiên cứu, sáng tạo ra máy móc hữu ích trong chăm sóc cây trồng và đặc biệt là sầu riêng hữu cơ.
Sáng 21/7, tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã trình bày chuyên đề giới thiệu về Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nhiều nông dân tỉnh Bến Tre đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó, mang lại hiệu quả thiết thực, giúp lợi nhuận tăng gấp từ 2-3 lần so với áp dụng sản xuất theo kiểu truyền thống.
Hiện nay, nhiều hộ dân trồng dừa tỉnh Bến Tre ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phòng trừ sâu hại trên cây dừa, giúp quản lý tốt dịch bệnh và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Những năm gần đây, nghề nuôi chim yến lấy tổ đang phát triển mạnh trong cả nước. Các nhà nghiên cứu khoa học, nhiều doanh nghiệp chuyên về nghề yến sào đã tìm hiểu, nghiên cứu để hình thành nhiều phương pháp, cách thức áp dụng khoa học, kỹ thuật vào quá trình nuôi và pháp triển đàn chim yến, tạo nên những hiệu quả to lớn trong quá trình gây đàn, phát triển quy mô đàn chim và chất lượng sản phẩm tổ yến.
Hầu hết các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, chất lượng và an toàn. Và để nâng cao năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế cho các sản phẩm hàng hóa, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chọn cho mình hướng đi mới phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh gắn với khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng đất.
Năm 2013, khi Hua La bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), thu nhập bình quân của người dân chỉ đạt 6 triệu/người/năm. Nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh cây trồng, đưa cây con giống mới vào sản xuất, đến nay, thu nhập bình quân của người dân Hua La đã đạt 29 triệu/người/năm.
Sáng 21/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo "Tầm nhìn và giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp thông minh bền vững".
Nhờ biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư sản xuất kết hợp nhiều mô hình phát triển kinh tế như chăn nuôi, trồng trọt, làm đại lý thức ăn gia súc... ông Đoàn Phương Tùng, xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre có tổng thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2016-2017 khu vực phía Nam đã diễn ra từ ngày 13-16/3/2017 tại TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Đây là hoạt động thường niên được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm từ năm học 2011-2012.
Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ sinh học, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mang lại kết quả nhất định. Nhiều mô hình sau thời gian thử nghiệm đã được người dân đón nhận, áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.